Ngành: Công nghệ thực phẩm (Food technology) Mã ngành: 8540101
Ngành: Công nghệ thực phẩm (Food technology) Mã ngành: 8540101
Trường Đại học Mở Hà Nội là trường đại học Công lập tự chủ có mức học phí phù hợp với người học và đã đạt chứng nhận kiểm định về chất lượng giáo dục từ năm 2018. Với chương trình đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm (Mã ngành: 7540101), sinh viên sẽ được trang bị kiến thức toàn diện về kỹ thuật công nghệ ngành và biết áp dụng vào quy trình sản xuất tạo sản phẩm và đủ năng lực thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn thuộc lĩnh vực Công nghệ Thực phẩm. Theo học ngành Công nghệ thực phẩm, sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức nền tảng, chuyên sâu về hóa học, sinh học; vệ sinh an toàn thực phẩm; nguyên liệu chế biến và quy trình phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm; phương pháp chế biến thực phẩm...; nghiên cứu, thiết kế, lắp đặt, vận hành dây chuyền sản xuất; tổ chức, quản lý (công nghệ, kỹ thuật, chất lượng sản phẩm) và điều hành sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm. Ngoài ra, sinh viên còn được trau dồi năng lực làm việc độc lập, theo nhóm, tư duy logic, học tập trình độ cao hơn và hội nhập với sự phát triển khoa học công nghệ Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm có thể đảm nhiệm các vị trí công việc như: Chuyên viên sản xuất tại các công ty, doanh nghiệp như sản xuất cồn, rượu bia, nước giải khát, chế biến sản phẩm lên men từ thịt, hải sản, rau củ quả, sản xuất bánh kẹo, đường, chế phẩm tinh bột, chế biến và sản xuất các sản phẩm từ sữa; Giảng dạy trình độ cao đẳng ngành Công nghệ Thực phẩm; Nghiên cứu ứng dụng tạo sản phẩm mới, tư vấn chuyển giao công nghệ; Tham gia kiểm nghiệm, phân tích chất lượng thực phẩm; Kinh doanh và tư vấn kỹ thuật sản phẩm thực phẩm;…
"Với nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn và phong phú cả về mẫu mã lẫn chất lượng của thực phẩm chế biến, ngành công nghệ thực phẩm đã và đang là ngành học thực sự hấp dẫn, mang lại cơ hội việc làm khá lớn cho giới trẻ. Đặc biệt, đây là một trong những ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực, có tính ứng dụng cao và đa dạng, được đánh giá là ngành của tương lai vững vàng và ngành của sự tiềm năng. Ngành Công nghệ thực phẩm đào tạo kiến thức nền tảng về toán và khoa học tự nhiên; kiến thức cơ sở kỹ thuật và cơ sở ngành (hóa sinh và hóa học thực phẩm, vi sinh thực phẩm,…), kiến thức chuyên ngành (dinh dưỡng thực phẩm, phân tích thực phẩm, nguyên lý các quá trình chế biến thực phẩm, khoa học cảm quan thực phẩm, luật an toàn thực phẩm và quản lý chất lượng thực phẩm, bảo quản thực phẩm, công nghệ chế biến các sản phẩm thực phẩm như đường-bánh kẹo, sữa và các sản phẩm từ sữa, thịt, cá và các sản phẩm đồ hộp thịt, cá, nông sản thực phẩm, nước giải khát và lên men,…) và kiến thức liên ngành nhằm phân tích và giải quyết các vấn đề thực tế trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm; nghiên cứu phát triển sản phẩm thực phẩm; thiết kế, vận hành và kiểm soát các quá trình, thiết bị trong các dây chuyền sản xuất thực phẩm; tổ chức, quản lý (công nghệ, kỹ thuật, chất lượng và an toàn thực phẩm) và điều hành sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm. Với kinh nghiệm hơn 40 năm đào tạo, Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm tại trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng được xây dựng, cập nhật thường xuyên và được tham khảo, đối sánh với chương trình đào tạo của các trường đại học lớn, uy tín trong nước và quốc tế. Năm 2021, Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm đã được công nhận đạt chuẩn chất lượng quốc tế theo tiêu chuẩn kiểm định của AUN. Do đó, sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm luôn được tiếp cận những kỹ thuật tiên tiến ứng dụng trong lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản, thực phẩm. Bên cạnh đó, sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm thường xuyên được thực hành trong các phòng thí nghiệm và xưởng thực nghiệm, tập làm quen với công việc phân tích thực phẩm, thực hành sản xuất và bảo quản thực phẩm, kiểm tra, đánh giá và quản lý chất lượng thực phẩm, nghiên cứu phát triển sản phẩm thực phẩm,…Trong quá trình học tập, sinh viên sẽ được tham gia thực tập, thực tế tại các công ty, nhà máy sản xuất thực phẩm quy mô lớn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và ở các tỉnh thành trên toàn quốc để rèn luyện kỹ năng tay nghề cho sinh viên. Đặc biệt, kể từ năm 2018, chương trình đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm đổi mới phương pháp giảng dạy “Học theo dự án”, với mục tiêu tăng cường rèn luyện năng lực “Nghiên cứu và phát triển sản phẩm thực phẩm mới” nên đã được đầu tư thêm các hệ thống thiết bị phục vụ nghiên cứu phát triển các sản phẩm từ bột, các sản phẩm thịt, cá, các sản phẩm đồ uống giải khát và lên men, các sản phẩm sấy nông sản,... nhằm tạo điều kiện cho sinh viên thực hành, nghiên cứu và phát triển những sản phẩm mới."
Hiện nay, nhu cầu nhân lực trình độ cao cho ngành Công nghệ thực phẩm vẫn là một bài toán chung cho các công ty, nhà máy, trường học, viện nghiên cứu và các cơ quan quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực thực phẩm. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, Công nghệ thực phẩm là ngành được xếp thứ hai trong ba nhóm ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực giai đoạn 2015-2025. Vì vậy, ngành Công nghệ thực phẩm hứa hẹn nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Giới thiệu ngành Công nghệ thực phẩm
Công nghệ thực phẩm là ngành học nghiên cứu về lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản; kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình chế biến thực phẩm; nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, vận hành dây chuyền sản xuất – bảo quản, tạo nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm hoặc hóa học…
Sinh viên theo học ngành Công nghệ thực phẩm được trang bị kiến thức nền tảng, chuyên sâu về hóa học, sinh học; vệ sinh an toàn thực phẩm; nguyên liệu chế biến và quy trình phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm; phương pháp chế biến thực phẩm… nhằm tối ưu hóa dinh dưỡng trong việc phục vụ nhu cầu thị trường thực phẩm.
Bên cạnh đó, sinh viên được trang bị kỹ năng thu thập, phân tích và xử lý thông tin; kỹ năng phân tích chất lượng và an toàn của nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm; kỹ năng tính toán các thông số công nghệ để lựa chọn máy và thiết bị phù hợp, đạt hiệu quả kinh tế cho quá trình sản xuất thực phẩm.
Cơ hội việc làm của sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thực phẩm
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thực phẩm có thể làm những công việc sau:
– Cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương; giảng viên, nghiên cứu viên trong các trường đại học, cao đẳng, các viện, trung tâm nghiên cứu về công nghệ thực phẩm.
– Nhân viên kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại các trung tâm, phòng, sở… trực thuộc Bộ Y tế.
– Nhân viên phòng quản lý chất lượng, giám sát, kiểm tra chất lượng; tổ trưởng, quản lý và chỉ đạo sản xuất… trong các doanh nghiệp chế biến và kinh doanh thực phẩm, doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi.
– Làm chủ các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh và chế biến thực phẩm.
Ngành Công nghệ thực phẩm tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Học viện Nông nghiệp Việt Nam (Trước đây là Trường Đại học Nông nghiệp I) bắt đầu đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm từ năm 2009. Trải qua hơn 10 năm đào tạo, Học viện đã đào tạo cho đất nước hàng vạn kỹ sư công nghệ thực phẩm. Nhiều sinh viên tốt nghiệp đã và đang đảm nhận những vị trí quan trọng trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội và doanh nghiệp.
Theo học ngành Công nghệ thực phẩm tại Học viện, sinh viên được học tập/hướng dẫn nghiên cứu bởi đội ngũ giảng viên có trình độ cao, giàu kinh nghiệm, 100% giảng viên được đào tạo sau đại học tại các nước có nền khoa học tiên tiến như: Úc, Bỉ, Pháp, Áo, Hàn Quốc…
Tọa lạc tại Thủ đô Hà Nội, Học viện được mệnh danh là ngôi trường xanh, sạch, đẹp, nhất thủ đô với diện tích gần 200 ha, không gian xanh mát nên thơ và thệ thống cơ sở vật chất hiện đại gồm: hệ thống phòng học thông minh, phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO, hệ thống học liệu, khu ký túc xá, khu liên hợp thể thao ngoài trời tiên tiến… phục vụ hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học, giải trí của sinh viên.
Nhà làm việc và thực hành, thực tập của sinh viên khoa Công nghệ thực phẩm đang được xây dựng (Ảnh: Mô hình)
Trong quá trình học tập, sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm được tham gia nghiên cứu khoa học; thực tập, rèn nghề, tập huấn tại các doanh nghiệp chế biến, kinh doanh thực phẩm, viện nghiên cứu, trường đại học trong nước và quốc tế (Nhật Bản, Israel, Hàn Quốc, Thái Lan…). Theo kết quả điều tra của Trung tâm Quan hệ Công chúng và Hỗ trợ sinh viên, trên 90% sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm ra trường có việc làm đúng chuyên ngành.
Một tiết học thực hành của sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm
Một số sản phẩm nghiên cứu khoa học của giảng viên, sinh viên khoa Công nghệ thực phẩm
Sinh viên thực tập tại Nhật Bản
Bên cạnh đó, sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm còn có cơ hội “hòa mình” vào những hoạt động sôi nổi của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, các câu lạc bộ, đội tình nguyện… để phát triển kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian…
Nếu bạn yêu thích ngành Công nghệ thực phẩm và mong muốn học tập tại ngôi trường có bề dày truyền thống lịch sử này, hãy nhanh tay đăng ký vào Học viện Nông nghiệp Việt Nam:
– Xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024
Điện thoại: 024 6261 7578, 0961 926 639, 0961 926 939
Facebook: www.facebook.com/tuyensinhvnua.edu.vn
Hóa học đại cương Anh văn căn bản 1 Giáo dục quốc phòng – an ninh Giáo dục thể chất 1 Logic học đại cương Triết học Mac-Lenin Pháp luật đại cương Toán cao cấp 1 Hóa hữu cơ Kinh tế chính trị Anh văn căn bản 2 Giáo dục thể chất 2 Chủ nghĩa xã hội khoa học Sinh học đại cương Tin học căn bản Xã hội học đại cương Môi trường và con người
Hình họa & Vẽ kỹ thuậtHóa sinh thực phẩmVi sinhAnh văn căn bản 3Giáo dục thể chất 3Tư tưởng Hồ Chí MinhVật lý đại cươngVi sinh-Thực hànhKỹ thuật điệnAnh văn chuyên ngành CNTPHóa phân tíchKỹ thuật thực phẩm 1Vi sinh thực phẩmLịch sử Đảng cộng sản Việt NamKỹ thuật chế biến món ănThực phẩm chức năngBao bì thực phẩmMarketing thực phẩm
Kỹ thuật nhiệt Kỹ thuật thực phẩm 2 Phụ gia thực phẩm Quản lý chất lượng và luật thực phẩm Vệ sinh và an toàn thực phẩm Dinh dưỡng Độc chất học thực phẩm Công nghệ lên men Đánh giá cảm quan thực phẩm Kỹ thuật thực phẩm 3 Máy và thiết bị thực phẩm Nguyên lý bảo quản và chế biến thực phẩm Kỹ thuật thực phẩm - Đồ án Thống kê phép thí nghiệm trong CNTP
Phương pháp nghiên cứu và viết báo cáo khoa học Công nghệ bảo quản lạnh thực phẩm Công nghệ sau thu hoạch rau quả và ngũ cốc Công nghệ thực phẩm - Thực tập nhà máy Công nghệ thực phẩm - Thực tập PTN Công nghệ chế biến trà, café và cacao Công nghệ sản xuất rượu bia và nước giải khát Công nghệ chế biến nhiệt sản phẩm Nghiên cứu phát triển sản phẩm thực phẩm Thực tập tốt nghiệp ̣̣(CNTP) Quản lý và tận dụng phụ phẩm trong sản xuất thực phẩm Công nghệ chế biến đường, bánh kẹo Công nghệ chế biến sữa và sản phẩm từ sữa Công nghệ sản xuất dầu thực vật Khóa luận tốt nghiệp (CNTP) Các quá trình cơ bản trong chế biến thực phẩm Công nghệ chế biến thịt và sản phẩm từ thịt Nước cấp, nước thải kỹ nghệ Quản trị sản xuất Tin học ứng dụng trong CNTP
Chương trình khoa học và công nghệ thực phẩm tại USTH được thiết kế hiện đại, bao gồm các môn học cập nhật các công nghệ tiên tiến trên thế giới trong lĩnh vực thực phẩm, được thiết kế độc đáo nhưng phù hợp với mục tiêu tăng giá trị các sản phẩm nông nghiệp chiến lược của Việt Nam.
Khoa học và công nghệ thực phẩm ngày nay đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát triển, đa dạng hóa và nâng cao giá trị của các sản phẩm nông lâm ngư nghiệp tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào phong phú của Việt Nam. Bên cạnh đó, nhu cầu về thực phẩm, nông sản sạch và an toàn đã trở thành xu thế trong xã hội hiện nay đòi hỏi cấp thiết việc đào tạo, phát triển đội ngũ nhân lực có kiến thức chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp tốt. Nguồn cung cấp nhân sự chất lượng cao của ngành khoa học và công nghệ thực phẩm ở nước ta hiện chưa đủ đáp ứng yêu cầu của thị trường đang ngày càng gia tăng. Chương trình cử nhân khoa học và công nghệ thực phẩm của USTH sẽ góp phần giải quyết bài toán thiếu hụt nhân lực ở trình độ cao trong lĩnh vực này.
Chương trình khoa học và công nghệ thực phẩm tại USTH được thiết kế hiện đại, bao gồm các môn học cơ sở và chuyên ngành, cập nhật các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trên thế giới trong thu hoạch, chế biến, bảo quản, phân tích và kiểm soát chất lượng thực phẩm phù hợp với mục tiêu làm gia tăng giá trị các sản phẩm nông nghiệp chiến lược của Việt Nam. Bên cạnh đó, chương trình được thiết kế với một số lượng lớn các giờ thực hành, thực tế, các dự án nhóm sẽ cung cấp cho sinh viên những kỹ năng thực tiễn, khả năng nghiên cứu độc lập, chủ động cùng khả năng làm việc theo nhóm, giúp sinh viên ra trường thích ứng tốt với nhiều yêu cầu công việc khác nhau của ngành.
Các môn học trong chương trình Khoa học và công nghệ thực phẩm tập trung vào 3 chuyên ngành:
– Quản lý đổi mới công nghệ thực phẩm
Các sinh viên hoàn thành các chuyên ngành này sẽ được cấp bằng Cử nhân khoa học công nghệ thực phẩm. Chương trình khung bao gồm các môn học của cả 3 chuyên ngành trên. Ngoài ra, mỗi chuyên ngành cung cấp các môn học lựa chọn với các kiến thức chuyên sâu hơn với mỗi ngành.
Ban hành theo Điều 5 – Chương II tại Quyết định số 1292/QĐ-ĐHKHCNHN ngày 22 tháng 12 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, xem tại đây.
Chất lượng đầu ra chương trình cử nhân FST đạt chuẩn đầu ra của hệ thống đánh giá chất lượng giáo dục ABET cũng như từng chương trình cụ thể, thu được từ từng môn học như.
a. Khả năng ứng dụng kiến thức toán học, khoa học và kỹ thuật.
b. Khả năng thiết kế và thực hành thí nghiệm, cũng như phân tích và giải thích dữ liệu thu được.
c. Khả năng thiết kế, xây dựng hệ thống trong quy trình sản xuất thực phẩm đáp ứng được yêu cầu đề ra.
d. Khả năng làm việc trong nhóm đa ngành.
e. Khả năng xác định và giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong quy trình sản xuất thực tế hoặc kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm;
f. Khả năng giao tiếp hiệu quả.
g. Khả năng hiểu được tác động của các giải pháp kỹ thuật đến môi trường tự nhiên cũng như xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh thế trong bối toàn cầu hoá.
h. Khả năng nhận thức được cần thiết phải phát triển công nghệ chế biến thực phẩm và kiểm soát tốt vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam cũng như trên thế giới.
i. Khả năng nhận thức được trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp.
– Bằng cử nhân Khoa học và Công nghệ thực phẩm của USTH sẽ là hành trang vững chắc cho các em tiếp cận với nhiều cơ hội nghề nghiệp rộng mở trong lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu, hoặc trong chế biến, quản lý chất lượng, phát triển thực phẩm tại các cơ sở của Nhà nước, công ty tư nhân hay doanh nghiệp quốc tế. Lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên ra trường rất phong phú với lợi thế cạnh tranh cao:
– Phụ trách các dây chuyền sản xuất, đảm bảo và quản lý chất lượng (QA & QC) trong các doanh nghiệp chế biến thực phẩm
– Làm việc trong hệ thống phân phối, xuất nhập khẩu và marketing sản phẩm thực phẩm.
– Kỹ thuật viên các phòng nghiên cứu, cải thiện chất lượng và phát triển sản phẩm mới (R&D)
– Kỹ thuật viên các phòng thí nghiệm phân tích thực phẩm, kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Chuyên gia tư vấn về dinh dưỡng, khoa học thực phẩm
– Chuyên gia tư vấn luật và các quy chuẩn thực phẩm
– Sinh viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo cử nhân cũng có thể tiếp tục học thạc sỹ, tiến sỹ tại trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội hoặc các đơn vị đào tạo chuyên sâu khác trong lĩnh vực Khoa học và Công nghệ thực phẩm. Ngoài ra, Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội trao cho sinh viên nhiều cơ hội được thực tập hoặc học cao học, nghiên cứu sinh ở các trường đại học và viện nghiên cứu hàng đầu của nước Pháp và trên thế giới. Sinh viên có nhiều cơ hội để trở thành các chuyên viên, chuyên gia tư vấn cao cấp, các giảng viên – nghiên cứu viên trong lĩnh vực thực phẩm tại các trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước.
Địa chỉ: Phòng 307, tầng 3, tòa nhà A21, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
Địa chỉ: Phòng 102, tầng 1, tòa nhà A21, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội