Trường Đại Học Liên Quan Đến Làm Đẹp

Trường Đại Học Liên Quan Đến Làm Đẹp

Trong nửa sau tháng 12 năm 2022, một số văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến tổ chức và hoạt động của cơ sở đào tạo đại học. Nội dung tóm tắt các văn bản như sau:

Trong nửa sau tháng 12 năm 2022, một số văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến tổ chức và hoạt động của cơ sở đào tạo đại học. Nội dung tóm tắt các văn bản như sau:

Tân sinh viên năm sau ít hơn năm trước

Tại TP.HCM, những ngành học về môi trường hiện rất khó cạnh tranh so với những ngành học như công nghệ thông tin hay kinh tế. Năm 2021, ngành khoa học môi trường Trường đại học (ĐH) Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) có hai phương thức xét tuyển (dựa vào kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi đánh giá năng lực) nhưng chỉ có 106 thí sinh nhập học.

Năm 2022, ngành này chỉ đón được 67 tân sinh viên. Tương tự, ngành công nghệ kỹ thuật môi trường chỉ có 92 thí sinh nhập học năm 2021, năm 2022 còn 65 thí sinh nhập học. Ngành quản lý môi trường có 38 thí sinh nhập học trong năm 2022. Điểm trúng tuyển các ngành trên thuộc nhóm thấp nhất trường, với 17,5 - 18 điểm (2021) và 17 điểm (2022) cho 3 môn thi tổ hợp, trung bình 6 điểm mỗi môn.

Năm 2022, Trường ĐH Bách khoa muốn tuyển 41 sinh viên nhưng cuối cùng chỉ có 17 sinh viên nhập học. Năm 2021, ngành này có 42 tân sinh viên.

Trong đề án tuyển sinh của Trường ĐH Tài nguyên Môi trường TP.HCM năm 2023, mục tiêu của những ngành học về môi trường khá lép vế so với các ngành công nghệ hay kinh doanh. Đặc biệt, ngành có tên rất thời sự là biến đổi khí hậu và phát triển bền vững đặt chỉ tiêu 50 sinh viên nhưng chỉ có… 5 sinh viên nhập học. Ngành kinh tế tài nguyên thiên nhiên có 42 sinh viên nhập học trong tổng 100 chỉ tiêu.

PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng, nguyên quyền hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, cho biết cách đây khoảng 10 năm, từ khóa "môi trường" rất được ưa chuộng, nhiều cơ quan, đơn vị nhà nước có nhu cầu tuyển dụng các vị trí liên quan đến ngành môi trường. Các doanh nghiệp làm dịch vụ liên quan đến môi trường cũng tìm tuyển nhân sự có chuyên môn. Lúc đó, các trường ĐH mở thêm những ngành đào tạo liên quan đến môi trường.

Nhưng hiện nay, các cơ quan nhà nước đã đủ người ở lĩnh vực này nên không còn tuyển nhiều. Các doanh nghiệp chỉ cần người hoàn tất thủ tục hành chính và hồ sơ về môi trường nên số nhân sự cũng hạn chế. Mức thu nhập của người mới ra trường ngành môi trường không hấp dẫn so với những ngành khác nên không nhiều người muốn học ngành này.

Chương trình vay mượn, thiếu giảng viên chuyên ngành

Giáo sư Võ Tòng Xuân cho rằng nút thắt của các ngành đào tạo liên quan môi trường ở nhiều trường ĐH Việt Nam là chương trình và giảng viên. Chương trình được dạy nặng về lý thuyết, giáo trình học chủ yếu được bản địa hóa từ các giáo trình nước ngoài, nhiều nội dung quan trọng không xuất phát từ những nghiên cứu thực tiễn ở Việt Nam.

Ví dụ, các tài liệu đều nói trồng lúa phát sinh lượng khí nhà kính rất lớn nhưng các số liệu minh chứng chỉ lấy từ các nguồn quốc tế, không có ở Việt Nam. Vậy nên sinh viên ra trường khó áp dụng vào điều kiện ở Việt Nam.

"Nếu muốn đào tạo những ngành phục vụ xu hướng kinh tế môi trường ở Việt Nam, trước hết phải có nghiên cứu, phân tích thực tế với điều kiện trong nước để làm cơ sở cho chương trình đào tạo. Nếu không, việc đào tạo sẽ là lãng phí vì tốn thời gian, tiền bạc nhưng không thể sử dụng", giáo sư Xuân nói.

Bên cạnh đó, theo giáo sư Xuân, những ngành học liên quan đến môi trường hiện nay đang thiếu giảng viên có chuyên môn thực sự. Chẳng hạn, số chuyên gia rành rẽ về khai thác tín chỉ carbon ở Việt Nam chỉ đếm trên đầu ngón tay và hầu hết đang làm việc cho các doanh nghiệp đa quốc gia, chỉ một, hai người giảng dạy ở các trường ĐH nên không đủ người giảng dạy.

PGS.TS Đỗ Văn Dũng, nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, kể chuyện: cách đây khoảng 5 năm, ngành ô tô điện được quan tâm và kỳ vọng sẽ thay thế ô tô chạy xăng. Các trường ĐH mở các ngành công nghệ ô tô điện nhằm đón trước nhu cầu nhân lực. Nhưng đến nay, xe điện vẫn không tăng trưởng ở Việt Nam như kỳ vọng, hành lang pháp lý cho loại xe này chưa có, thiếu các trang thiết bị phụ trợ. Điều này đồng nghĩa cơ hội việc làm cho sinh viên các ngành liên quan đến xe điện sau khi ra trường khá ít.

Ông Dũng cho rằng đào tạo phải đáp ứng nhu cầu lao động của thị trường nên khi thị trường dùng ít người, các trường cũng sẽ tuyển sinh ít đi. "Đào tạo nhân lực cho các ngành mới cần đồng bộ với chiến lược của Nhà nước. Phát triển nhân lực không phải đi trước đón đầu hay đi sau mà phải đi song song với các chính sách phát triển của Nhà nước", ông Dũng nói.

TS Nguyễn Bá Hùng, viện trưởng Viện Kinh tế nông nghiệp hữu cơ, nói nếu một xu hướng mới chưa đủ điều kiện để đứng riêng thành một ngành thì các trường có thể lồng nội dung đào tạo vào trong các ngành có liên quan. Ví dụ đào tạo về tín chỉ carbon có thể tích hợp vào các ngành môi trường, nông nghiệp hay lâm nghiệp. Sinh viên nào muốn tìm hiểu sâu sẽ tự tìm tòi, nghiên cứu. Và không nhất thiết mở ngành mới khi nhu cầu thị trường lao động chưa rõ.■

Phó phòng đào tạo một trường ĐH tại TP.HCM cho biết thủ tục mở ngành học mới hiện nay không khó nhưng việc mở ngành mới tùy thuộc vào độ thu hút người học. Với một ngành học được nhiều người quan tâm, các trường sẽ mở thêm nhiều ngành gần để tuyển thêm thí sinh.

Ngược lại, những ngành "ế" thí sinh, các trường sẽ không mở thêm, trừ khi đó là "nhiệm vụ chính trị". Ngành môi trường luôn nằm trong nhóm ngành khó tuyển (tương đương với các ngành khoa học như địa chất học, hải dương học). Có trường có không quá 10 tân sinh viên mỗi khóa cho những ngành này.

Vừa qua, lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giao 4 trường ĐH trực thuộc và Trường cao đẳng Lào Cai thí điểm triển khai chương trình đào tạo phát triển thị trường tín chỉ carbon. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cũng sẽ lựa chọn thêm 3 trường cao đẳng, trung cấp đang đào tạo ngành nghề như tài nguyên môi trường, nông nghiệp để cùng thí điểm đào tạo.

Ông Đào Ngọc Dung, bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nhận định việc đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực tín chỉ carbon đang bị thách thức do tính mới mẻ và phức tạp. Nếu không bắt đầu đào tạo ngay từ bây giờ, Việt Nam có nguy cơ bị tụt hậu so với thế giới và bỏ lỡ cơ hội phát triển trong ngành công nghiệp đầy tiềm năng này.

ThS Nguyễn Trúc Vân (Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM) cho biết danh mục ngành nghề đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp đã được bổ sung nhiều ngành nghề mới đáp ứng yêu cầu việc làm xanh như kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải, năng lượng tái tạo, nguồn điện - an toàn - môi trường...

Các ngành nghề thuộc kinh tế xanh như kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải, xử lý nước thải công nghiệp, công nghệ kỹ thuật môi trường, công nghệ kỹ thuật tài nguyên nước được xem là ngành nghề trọng điểm giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025. Hai ngành công nghệ xử lý sản phẩm nông nghiệp thế hệ mới và công nghệ điện năng mới (điện gió, điện mặt trời) được đưa vào danh mục ngành trọng điểm giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030.

Bên cạnh đó, chương trình Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam (GIZ TVET Việt Nam) đã hỗ trợ nhiều cơ sở đào tạo lao động liên quan đến phát triển xanh. Cụ thể, hỗ trợ 3 trường cao đẳng đào tạo xử lý nước thải theo tiêu chuẩn CHLB Đức, hỗ trợ Trường cao đẳng Cơ giới thủy lợi Đồng Nai đào tạo ngành điện tử năng lượng và công nghiệp tòa nhà và công nghệ cơ khí, sưởi ấm và điều hòa không khí.

GIZ TVET Việt Nam cũng phối hợp triển khai dự án phát triển Trường cao đẳng Nghề Ninh Thuận thành trung tâm đào tạo về năng lượng tái tạo. Chương trình còn dự kiến hỗ trợ thành lập thí điểm hội đồng kỹ năng nghề xử lý nước thải và năng lượng tái tạo để thúc đẩy doanh nghiệp tham gia giáo dục nghề nghiệp ở lĩnh vực này.