Bạn đang tìm hiểu về các vị trí trong bóng chuyền và cách sắp xếp đội hình khi thi đấu bóng chuyền để có thể áp dụng vào cuộc thi cho đơn vị của mình? Tham khảo kiến thức về vấn đề này được Thiên Trường Sport chia sẻ ngay dưới đây nhé !
Bạn đang tìm hiểu về các vị trí trong bóng chuyền và cách sắp xếp đội hình khi thi đấu bóng chuyền để có thể áp dụng vào cuộc thi cho đơn vị của mình? Tham khảo kiến thức về vấn đề này được Thiên Trường Sport chia sẻ ngay dưới đây nhé !
Nếu thường xuyên theo dõi bóng chuyền thì bạn có thể dễ dàng thấy rõ có 5 vị trí trên sân trong một đội chơi bóng chuyền bao gồm chuyền 2; Libero; Middle blockers (tay chắn giữa) hay Middle hitters (tay đập giữa), Việt Nam gọi là phụ công; Outside hitters (tay đập ngoài/tay đập biên) hay Left side hitters (tay đập biên bên trái), Việt Nam gọi là chủ công và Opposite hitters hay Right side hitters (tay đập biên bên phải), Việt Nam gọi là đối chuyền. Cụ thể, vị trí trên sân và vai trò của mỗi vị trí trong bóng chuyền như sau:
- Chuyền 2 là vị trí trên sân có nhiệm vụ điều phối cho đợt tấn công của toàn đội. Chuyền 2 là người chạm bóng lần thứ 2 và trách nhiệm chính của vị trí này đó là đưa bóng đến đúng vị trí của các tay đập để ghi điểm. Chuyền 2 yêu cầu phải có độ ăn ý với các tay đập, sắp xếp để giữ nhịp cho toàn đội và chọn tay đập phù hợp cho đợt tấn công để chuyền quả bóng chuyền đến vị trí thuận lợi nhất. Thông thường, chuyền 2 phải người nhanh nhẹn, chiến thuật đúng đắn và có tốc độ trong việc di chuyển khắp mặt sân. Tại đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam hiện nay, Nguyễn Linh Chi, Nguyễn Thị Hồng Đào và Nguyễn Thu Hoài là 3 VĐV được sử dụng nhiều nhất.
- Libero là vị trí chuyên gia phòng thủ, người có trách nhiệm đỡ bước 1 và cứu bóng cho toàn đội. Libero thường là người có phản ứng nhanh nhất trên sân và khả năng bắt bước 1 cực tốt. Chơi ở vị trí này thì họ không cần phải cao vì không có nhiệm vụ tấn công, điều này cho phép những vận động viên thấp với khả năng bắt bước 1 tốt và kĩ năng phòng thủ siêu hạng có được một vị trí quan trọng trong thành công của toàn đội. Người được chọn là Libero trong đội có thể chỉ được quyền thay thế cho một vị trí duy nhất trong đội. Libero phải trang phục khác màu so với các thành viên còn lại trong đội.
Bạn có thể tìm hiểu để rõ hơn về vị trí Libero tại https://www.thethaothientruong.vn/tin-tuc/libero-bong-chuyen-la-gi-vai-tro-cua-libero-trong-bong-chuyen.html. Tại đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam hiện nay, Lê Thị Thanh Liên và Nguyễn Thị Kim Liên là 2 VĐV Libero được sử dụng nhiều nhất.
- Phụ công, Middle Blockers (tay chắn giữa) hay Middle Hitters (tay đập giữa) là vị trí có thể triển khai các đợt tấn công chớp nhoáng thường ở gần vị trí của chuyền 2. Chơi ở vị trí này họ còn là những chuyên gia phòng thủ, bởi họ vừa phải cố gắng chặn đợt tấn công nhanh của đối phương vừa phải ngay lập tức lập một hàng chắn kép tại biên. Ở cấp độ thi đấu thì mỗi đội đều có 2 Middle Hitter. Tại đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam hiện nay, các phụ công được nhiều người yêu thích đó là Nguyễn Thị Ngọc Hoa, Lê Thanh Thúy, Lưu Thị Huệ, Bùi Thị Ngà...
- Chủ công, Outside Hitters (tay đập ngoài/tay đập biên) hay Left Side Hitters (tay đập biên bên trái) tấn công từ phía biên trái cọc biên (Antenna). Outside Hitter thường là tay đập chủ yếu trong đội (chủ công) và nhận hầu hết các đường chuyền bóng tấn công từ chuyền 2. Những pha bóng bắt bước 1 không tốt thường được chuyền cho Outside Hitter hơn là Middle hay Opposite Hitter bởi vì hầu hết các đường bóng chuyền cho Outside Hitter đều cao, Outside Hitter có thể mất một khoảng thời gian để tiếp cận bóng, thường là họ bắt đầu lấy đà từ ngoài vạch biên sân. Trong các trận đấu từ nghiệp dư trở lên, thường có 2 Outside Hitter ở mỗi đội trong trận đấu. Tại đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam hiện nay, các chủ công được nhiều người yêu thích đó là Trần Thị Thanh Thúy, Đinh Thị Thúy, Hà Ngọc Diễm...
- Đối chuyền, Opposite Hitters hay Right Side Hitters (tay đập biên bên phải) là vị trí đảm nhận việc phòng thủ ở khu vực dưới lưới. Nhiệm vụ chính của họ là tạo ra một hàng chắn tốt để chặn cú đập từ Outside Hitter của đối phương và đóng vai trò là một chuyền 2 phụ. Các phụ chuyền tại đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam có thể kể đến gồm Đặng Thị Kim Thanh, Đoàn Thị Xuân hay Phạm Thị Nguyệt Anh...
Trong thi đấu bóng chuyền chuyên nghiệp, có 3 đội hình bóng chuyền được sử dụng nhiều nhất đó là "4-2", "6-2" và "5-1". Sự thay đổi của các đội hình này phụ thuộc số lượng các tay đập và chuyền 2 ở trên sân. 4-2 là đội hình cơ bản được sử dụng bởi những người mới chơi, trong khi đội đội hình 5-1 lại là đội hình phổ biến ở bóng chuyền đẳng cấp cao.
4-2 là đội hình thi đấu bóng chuyền có đến 4 tay đập và 2 chuyền 2 (đội hình này sẽ có 2 tay đập ở vị trí tương ứng). Đội hình 4-2 này có thể dễ dàng chuyển thành các đội hình tấn công khác khi di chuyển hợp lý. Điểm bất tiện của đội hình tấn công này là chỉ có 2 tay đập, đẩy đội vào tình thế có ít các vũ khí tấn công.
Đội hình bóng chuyền 6-2 thực chất là đội hình 4-2, nhưng chuyền 2 ở hàng sau là người thực hiện chạm bóng lần 2. Với đội hình 6-2, người chơi thường từ hàng sau lao về phía trước để chuyền 2 và 3 người chơi đứng ở hàng trước đều ở vị trí sẵn sàng tấn công. Cùng lúc, toàn bộ 6 người trên sân đều có thể là tay đập, trong khi có hai người hoạt động như là một chuyền 2. Điểm mạnh của đội hình này là luôn có 3 tay đập ở tư thế sẵn sàng, nhiều nhất trong các khả năng tấn công. Tuy nhiên, không chỉ đội hình 6-2 đòi hỏi đội phải có 2 chuyền 2 tốt, mà còn phải là những người chắn bóng hiệu quả không chỉ ở vị trí chuyền 2.
5-1 là đội hình chỉ có một vị trí trên sân làm nhiệm vụ chuyền 2. Chính vì vậy, đội hình này sẽ có 3 tay đập ở hàng trên chỉ khi chuyền 2 ở hàng dưới và chỉ có 2 khi chuyền 2 ở hàng trên, vậy nên ta có thể có tới 5 tay đập. Điểm mạnh lớn nhất của đội hình này là chuyền 2 luôn có 3 tay đập để chuyền bóng. Nếu chuyền 2 làm tốt nhiệm vụ của mình thì hàng chắn giữa của đối phương sẽ không có đủ thời gian để chắn bóng cùng với tay chắn biên và giúp tăng khả năng thành công khi tấn công. Đây là đội hình được sử dụng nhiều nhất khi khi đấu bóng chuyền chuyên nghiệp.
Cách đổi vị trí trong bóng chuyền hay chính là đổi cầu. Người chơi cần nắm rõ tên các vị trí trong bóng chuyền để có thể di chuyển đúng, tránh phạm luật. Theo đó, các vận động viên phải di chuyển theo đúng chiều kim đồng hồ.
Vận động viên đứng ở góc phải bên dưới quy định là số 1 (VĐV phát bóng), tiếp theo và số 2 đến vận động viên đứng ở giữa hàng dưới là số 6. Các vị trí đứng trong bóng chuyền sẽ phải xếp theo ngược chiều kim đồng hồ để khi xoay cầu là cùng chiều kim đồng hồ.
Cách đổi cầu các vị trí trong bóng chuyền
Thể thao Thiên Trường là cửa hàng thể thao chuyên cung cấp các dụng cụ thể thao bóng chuyền chuyên nghiệp như quả bóng chuyền, trụ bóng chuyền, lưới bóng chuyền & phụ kiện bóng chuyền chuyên nghiệp. Với những kinh nghiệm trong kinh doanh & kiến thức thực tế Thiên Trường Sport phần nào giúp bạn hiểu hơn về các vị trí trong bóng chuyền và cách sắp xếp đội hình bóng chuyền chuyên nghiệp. Hy vọng với những kiến thức này thì bạn đã phần nào đó hiểu rõ hơn về bộ môn bóng chuyền này ! Xin chào và hẹn gặp lại ở các chủ đề tiếp theo của chúng tôi
Lúc này, từng cầu thủ bóng chuyền, nữ Việt Nam nói chung vẫn rất chờ đợi bản thân có cơ hội được ra nước ngoài thi đấu dù không dễ dàng.
Từ khi giải bóng chuyền vô địch các đội mạnh quốc gia chuyển tên thành giải bóng chuyền vô địch quốc gia từ năm 2004, sau 20 năm, giới chuyên môn và Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam vẫn ghi nhận tay đập Trần Thị Thanh Thúy là người thành công nhất. Sự thành công ấy được thực tế ghi nhận khi Thanh Thúy đã được các đội bóng tại giải đấu ở Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ ký hợp đồng chuyên nghiệp, đủ mùa giải. Không những thế, tay đập này được đội bóng đăng ký trong danh sách chính thức, được ra sân thi đấu.
Lúc này, giải bóng chuyền vô địch quốc gia có 9 đội nam, 9 đội nữ. Mỗi đội được đăng ký tối đa 14 cầu thủ. Sơ bộ chúng ta có 116 cầu thủ nữ được đăng ký thi đấu trong đội hình chính các đội (trừ ngoại binh) và con số cũng tương tự với phía nam. Tuy nhiên, cả nền bóng chuyền Việt Nam hiện chỉ có duy nhất 1 cầu thủ có hợp đồng thi đấu tại nước ngoài (Trần Thị Thanh Thúy) hiện tại.
Bóng chuyền Thái Lan đã thống kê sơ bộ, riêng cầu thủ nữ ở cấp độ đội trẻ, đội tuyển quốc gia thì bóng chuyền quốc gia này ghi nhận hơn 24 cầu thủ được các đội bóng bên ngoài Thái Lan ký hợp đồng thi đấu. Tất cả đều là hợp đồng theo mùa giải chứ không ngắn hạn. Một số tay đập nam Thái Lan cũng được ra nước ngoài thi đấu.
Bóng chuyền Việt Nam mới chỉ ghi nhận số đông cầu thủ nữ được ký hợp đồng, ra nước ngoài thi đấu. Năm 2023, chúng ta chứng kiến 3 tuyển thủ quốc gia (ngoài Thanh Thúy) đã được sang Thái Lan thi đấu ở giải bóng chuyền vô địch quốc gia của bạn là Đinh Thị Trà Giang, Hoàng Thị Kiều Trinh, Đoàn Thị Lâm Oanh. Duy nhất, trường hợp Trà Giang là được đội bóng mời gọi, ký hợp đồng trực tiếp. Trường hợp của Kiều Trinh, Lâm Oanh được xem là sự kết nối, trao đổi giữa đối tác Thái Lan và đội bóng chủ quản ở Việt Nam của 2 cầu thủ trên. “Thực tế thấy rằng đúng là cầu thủ Việt Nam chưa có nhiều cơ hội ra nước ngoài thi đấu, chúng tôi luôn tạo điều kiện tối đa để các cầu thủ có thủ tục thuận lợi nhất, đúng các quy định. Tuy nhiên, cầu thủ được ra nước ngoài thi đấu hay không phải dựa trên việc họ được đội bóng ở nước ngoài liên hệ hay ký hợp đồng không”, Tổng thư ký Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam – ông Lê Trí Trường khẳng định.
Đầu năm 2024, tay đập Lý Thị Luyến, Trần Tú Linh, Trần Thị Bích Thủy đã được đội bóng chủ quản tạo điều kiện tới Hàn Quốc thử việc. Sau kiểm tra chuyên môn trực tiếp dựa trên các tiêu chí do các đội bóng tại Hàn Quốc đưa ra, không tay đập nào của chúng ta ký được hợp đồng.
Thực tế với bóng chuyền nam, chúng ta từng có chủ công Ngô Văn Kiều được sang Indonesia thi đấu giải vô địch quốc gia nước bạn nhưng đó là giai đoạn hợp đồng theo phương thức trao đổi. Gần nhất vào đầu năm nay, bóng chuyền Việt Nam có một số gương mặt như Trần Đức Hạnh, Phạm Thoại Khương... được mời tới Campuchia thi đấu giải bóng chuyền vô địch quốc gia nước bạn. Tổng thể chung, các đội bóng ở những giải chuyên nghiệp, đặc biệt là tại Thái Lan chưa từng ký hợp đồng với cầu thủ bóng chuyền nam Việt Nam qua thi đấu. Dù lúc này, các đội bóng ở Việt Nam luôn tìm thuê cầu thủ Thái Lan sang Việt Nam khoác áo.
“Khi chúng tôi trao đổi, không ít cầu thủ bày tỏ nguyện vọng là chờ đợi cơ hội được ra nước ngoài thi đấu. Bóng chuyền Việt Nam cũng rất hy vọng có nhiều tay đập được thi đấu nước ngoài để phát triển chung chuyên môn, hình ảnh”, ông Lê Trí Trường trao đổi thêm. Để hiện thực điều này cần nhiều yếu tố mà trên hết vẫn là khả năng chuyên môn của cầu thủ. Nếu tay đập của Việt Nam là người vượt trội từ chiều cao cho tới khả năng thi đấu, chắc chắn họ có cơ hội thành công của mình.
Từ năm 2025, giải bóng chuyền vô địch quốc gia sẽ có 8 đội nam, 8 đội nữ thi đấu do vậy người làm nghề rất hy vọng chất lượng giải đấu nâng cao hơn và cầu thủ sẽ được nhiều đội bóng quốc tế chú ý hơn để mời gọi.