(HG) - Vừa qua, tại Trường THCS Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, Tổ chức “Vì quyền và tiếng nói của phụ nữ” (Weav) tại Việt Nam, phối hợp cùng Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị tỉnh, trao học bổng cho 140 học sinh, sinh viên là nữ có hoàn cảnh khó khăn năm 2020.
(HG) - Vừa qua, tại Trường THCS Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, Tổ chức “Vì quyền và tiếng nói của phụ nữ” (Weav) tại Việt Nam, phối hợp cùng Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị tỉnh, trao học bổng cho 140 học sinh, sinh viên là nữ có hoàn cảnh khó khăn năm 2020.
Bên cạnh điều kiện du học Nhật Bản, khi tìm hiểu về điều kiện nhập học đại học Nữ sinh Nhật Bản, các bạn cần lưu ý những điều sau đây:
Môi trường học tập lý tưởng dành cho nữ sinh
Hiện nay, trường Nữ sinh Nhật Bản tuyển sinh những lĩnh vực như sau:
Cơ sở chính của trường tọa lạc tại Tokyo, được trang bị đầy đủ và hiện đại, cách nhà ga gần nhất là ga Zoshigaya chỉ khoảng 2 phút đi bộ.
Hiện nay, trường có 6,264 sinh viên theo học (trong đó có khoảng 13 sinh viên quốc tế) và 1,134 giảng viên phụ trách. Các bạn có thể sử dụng những cơ sở vật chất hiện đại như trung tâm nghiên cứu, phòng kiểu Nhật, phòng máy tính, nhà thi đấu, trung tâm hỗ trợ việc làm, thư viện,…
Jinzo Naruze – Người sáng lập Japan Women’s University
Chi phí du học Nhật Bản tại trường trong năm đầu tiên như sau:
(khoảng 227,100,000 – 267,500,000 VND)
1. Làm thế nào để nhập học tại trường Nữ sinh Nhật Bản?
Sinh viên nữ quốc tế cần có thư tiến cử và hoàn thành các giai đoạn tuyển sinh bao gồm thi EJU, phỏng vấn cá nhân, xét hồ sơ. Đồng thời, nhằm theo kịp tiến độ học tập, các bạn phải có chứng chỉ Nhật ngữ N1 trở lên (hoặc chứng chỉ tương đương) và chứng chỉ Anh ngữ (IELTS hoặc TOEFL).
2. Những ai nên du học tại đại học Nữ sinh Nhật Bản?
Trường tuyển sinh những bạn sinh viên nữ mong muốn học tập, nghiên cứu về lĩnh vực Nghệ thuật khai phóng (Khoa học và Nghệ thuật).
Cùng MAP tìm hiểu về những câu hỏi thường gặp nhất về trường nhé!
3. Thế mạnh đào tạo của trường là gì?
Thuộc Top 203 các trường đại học hàng đầu Nhật Bản, nổi bật với chương trình đào tạo về Kinh tế gia đình. Đây là ngôi trường giáo dục bậc cao đầu tiên dành cho phụ nữ Nhật Bản.
4. Trường tọa lạc tại khu vực nào?
Cơ sở của trường được thành lập tại Bunkyo – một khu vực nằm ở phía Đông của Tokyo. Khu Bunkyo có sân vận động nổi tiếng Tokyo Dome, nơi thường diễn ra các trận đấu bóng chày của đội Yomiuri Giants và những buổi hòa nhạc độc đáo của các nghệ sĩ tên tuổi.
5. Chi phí sinh hoạt khi du học tại trường Nữ sinh Nhật Bản là bao nhiêu?
Chi phí sinh hoạt trung bình mỗi tháng của sinh viên khi du học tại đây sẽ dao động từ 110,000 yên/tháng (khoảng 19,400,000 VND). Ngoài ra, sinh viên có thể đi làm thêm với mức lương cơ bản từ 1,041 yên/giờ (khoảng 183,000 VND).
Hiện nay, trường có 2 khu ký túc xá dành cho sinh viên quốc tế, bao gồm:
Tương đồng với hệ thống ký túc xá ở Nhật Bản dành cho du học sinh, tiêu chuẩn tại đây sẽ bao gồm phòng giặt, khu bếp, phòng tắm, cùng nhiều tiện ích khác.
Phòng ngủ tại ký túc xá Izumiyama (trái) và Senshin (phải)
Tương tự như các chương trình học bổng du học Nhật Bản nổi bật như học bổng MEXT, học bổng JASSO,… trường cũng cung cấp một số học bổng đại học Nữ sinh Nhật Bản như:
Sinh viên nộp hồ sơ du học cùng MAP sẽ được hưởng các ưu đãi hấp dẫn như sau:
Tìm hiểu thêm: Đại Học Cơ Đốc Giáo Quốc Tế Nhật Bản – Trường Cơ Đốc Giáo Hàng Đầu Tokyo
Qua bài viết này, MAP hi vọng các bạn đã có được đầy đủ thông tin tổng quan và chi tiết về trường. Liên hệ theo số điện thoại 0983090582 – 0942209198 hoặc để lại thông tin theo form dưới đây để tìm hiểu và được tư vấn về du học Trường đại học Nữ sinh Nhật Bản nhé.
Sau nhiều nỗ lực, Lê Uyên Thảo Linh (18 tuổi) xuất sắc giành 4 học bổng của Nhật Bản. Tháng 10 tới, Linh sẽ theo học tại ĐH Okayama.
Một buổi chiều tháng 5/2022, Thảo Linh bất ngờ, không tin vào mắt mình khi nhận kết quả trúng tuyển học bổng toàn phần của Chính phủ Nhật Bản. Nữ sinh vỡ òa hạnh phúc khi chạm tới ước mơ.
“Gói học bổng này cạnh tranh rất lớn, em không có nhiều thời gian chuẩn bị, việc phỏng vấn không như mong muốn. Đồng thời, mục đích tham gia ban đầu là trải nghiệm, vì vậy, em không quá trông đợi kết quả. Hai tháng trôi qua, có lúc, em vẫn ngỡ có sự nhầm lẫn nào ở đây. Nhưng sự thật, em đã vượt qua giới hạn bản thân”, Thảo Linh chia sẻ với Zing.
Lê Uyên Thảo Linh (18 tuổi), cựu học sinh học sinh lớp chuyên Tiếng Nhật, trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng.
Tháng 10/2021, bước vào năm học cuối cấp tại lớp chuyên Tiếng Nhật, trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng, Thảo Linh bắt tay vào chuẩn bị bài luận và bài phỏng vấn, gửi hồ tới 3 trường đại học của Nhật.
Thảo Linh nhận được phản hồi chấp thuận với mức học bổng hấp dẫn từ cả 3 trường. Trong đó, ĐH châu Á Thái Bình Dương Ritsumeikan (Ritsumeikan Asia Pacific University) miễn 100% học phí cho 4 năm học, tương đương 1,2 tỷ đồng.
ĐH Ritsumeikan (Ritsumeikan University) miễn phí 100% học phí cho năm học đầu tiên, tương đương 250 triệu đồng. Ngoài ra, Thảo Linh cũng nhận được học bổng sinh hoạt phí Rotary Rotary Yoneyama của ĐH Okayama, trị giá 500 triệu đồng.
Sau khi chọn điểm dừng chân ở ĐH Okayama, Linh tham gia thêm một vòng tuyển chọn để nhận học bổng toàn phần của Chính phủ Nhật bản (MEXT). Cạnh tranh gắt gao, thời gian chuẩn bị không nhiều, Thảo Linh vẫn xuất sắc nhận về gói học bổng trị giá hơn 1,6 tỷ.
Cả 3 ngôi trường gửi thư mời đều là trường hàng đầu. Tuy nhiên, vì muốn theo đuổi chuyên ngành Phát triển xã hội, Linh chọn ĐH Okayama là điểm dừng chân tiếp theo.
Chia sẻ về chuyên ngành muốn theo đuổi, Thảo Linh cho biết năm 11, cô dự thi Khoa học kỹ thuật với đề tài Dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người cao tuổi tại các cơ sở xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Từ đây, Linh nhận ra bản thân phù hợp để theo đuổi lĩnh vực phát triển xã hội.
“Em muốn đóng góp một phần công sức của bản thân, giúp đỡ đời sống tinh thần của người cao tuổi, nhất là ở những quốc gia đang phát triển. ĐH Okayama là nơi hoàn toàn phù hợp để em theo đuổi mục tiêu lâu dài này”, Thảo Linh nhận định.
Thảo Linh dự thi Khoa học kỹ thuật với đề tài Dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người cao tuổi tại các cơ sở xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Hành trình học tập của Thảo Linh không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Năm lớp 9, lơ là học tập, Linh thất vọng về bản thân khi bị loại khỏi đội tuyển học sinh giỏi thành phố.
“Cả năm học đó, em luôn hổ thẹn khi đứng cùng những người bạn trong đội tuyển. Chính điều này đã thúc đẩy em học tập với mục tiêu sẽ không tự ti khi đứng cạnh những người giỏi”, Linh kể.
Đây cũng chính là ngoại lực thúc đẩy Lê Uyên Thảo Linh trong giai đoạn đầu tìm hiểu về du học. Lên lớp 10, Linh đọc sách nhiều hơn, tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu, đam mê của bản thân để thấy em không đứng im một chỗ mà phải tốt lên từng ngày.
Điều đầu tiên Linh làm là xóa ứng dụng mạng xã hội, thay vào đó là ứng dụng đọc sách, học ngoại ngữ. Cùng với việc duy trì thành tích học tập, nữ sinh lên kế hoạch cụ thể cho việc “săn” học bổng du học.
Đối với Linh, việc lập kế hoạch là rất quan trọng. Nữ sinh luôn đặt mục tiêu dài hạn cho bản thân, lập kế hoạch hàng tuần, hàng tháng để đạt được mục tiêu đó.
“Em cũng quan niệm trong một thời điểm nhất định, chỉ nên theo đuổi duy nhất một mục tiêu. Vì vậy, em ưu tiên thực hiện thứ quan trọng hơn thay vì ôm đồm nhiều thứ cùng lúc. Nhờ đó, em tự tin bản thân luôn đi trên một quỹ đạo”, Linh khẳng định.
Không chỉ lấy chứng chỉ tiếng Nhật N2 khi mới học lớp 11, Linh còn giỏi cả tiếng Anh khi đạt chứng chỉ IELTS 6.5. Đồng thời, Linh dành thời gian tham gia hoạt động tình nguyện để có cơ hội trải nghiệm về chuyên ngành mình theo đuổi nhiều hơn.
Đối với Thảo Linh, việc lập kế hoạch chi tiết là rất quan trọng.
Lên kế hoạch chuẩn bị, tìm hiểu từ lâu, Thảo Linh biết rõ bản thân cần làm gì trong 3 hồ sơ xin học bổng. Tuy nhiên, nữ sinh có phần liều lĩnh khi quyết định tự làm mọi thủ tục trong cả quá trình thay vì liên hệ trung tâm tư vấn du học.
“Một phần, em muốn tiết kiệm cho gia đình, một phần, em muốn tự hoàn thành hồ sơ để trưởng thành hơn. Tuy nhiên, bố mẹ, thầy cô, anh chị đi trước luôn tạo điều kiện và hỗ trợ hết mình. Đó mới là những điều tuyệt vời nhất em góp nhặt được khi tự lập”, Thảo Linh hào hứng.
Bài luận là phần kỳ công nhất trong quá trình “săn” học bổng của Linh. Nữ sinh không thể nhớ bản thân đã viết bao nhiêu bản nháp, tham khảo ý kiến bao nhiêu người để đi đến ý tưởng cuối cùng. Linh tự đánh giá điểm ấn tượng trong bài luận là việc khi đọc xong, ban giám khảo đều có thể dễ dàng hình dung về con người, cá tính của nữ sinh.
“Em viết bài luận trong hai tháng, bắt đầu những ý tưởng đầu tiên vào đầu tháng 8 và hoàn thành nó vào đầu tháng 10. Ý tưởng bài luận xuất phát từ câu chuyện của bà ngoại, đây cũng là động lực để em theo đuổi chuyên ngành Phát triển xã hội”, Linh nói.
Thảo Linh không khỏi lo lắng khi quá trình phỏng vấn được thực hiện bằng cả tiếng Anh và tiếng Nhật. Để ghi điểm hơn, Linh chủ động soạn sẵn những câu hỏi cơ bản, đọc kỹ hồ sơ của bản thân, tự tin thể hiện bản thân.
“Bước vào phỏng vấn, mọi thứ diễn ra liên tục, em không có nhiều thời gian để lo lắng, cứ thế thể hiện bản thân một cách tốt nhất. Thú thực, em cũng rất thích được phỏng vấn vì đem lại cho em cảm giác được tôn trọng và lắng nghe”, Thảo Linh nhớ lại.
Thời gian này, khi các bạn cùng trang lứa đang tất bật chọn trường, chọn ngành, Thảo Linh dành thời gian nhiều hơn cho gia đình, trau dồi tiếng Anh, tiếng Nhật, tham gia các hoạt động xã hội, trang bị kỹ năng sống. Tháng 10 tới, nữ sinh sẽ đặt chân đến vùng đất mới, tiếp tục hành trình chạm tới ước mơ.
Học bổng Chính phủ Nhật Bản (học bổng Monbukagakusho – MEXT) là học bổng được cấp thường niên bởi Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ (MEXT) Nhật Bản, dành cho những du học sinh ưu tú người nước ngoài.