DOL có 15+ cơ sở tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng
DOL có 15+ cơ sở tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng
Đặc điểm của nguồn vốn ODA là gì cũng được khá nhiều người quan tâm. Có 3 đặc điểm chính của nguồn vốn này, bao gồm:
Mức lãi suất của nguồn vốn này thường được áp dụng là khá thấp hoặc không có lãi, từ 0 đến vài phần trăm mỗi năm. Các nước kém phát triển hoặc đang trên đà phát triển sẽ sử dụng số tiền đó để thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt từ kinh tế, xã hội, giao thông hạ tầng… Loại vốn vay này có nhiều ưu đãi hàng đầu thế giới hiện nay bởi thời gian ân hạn dài thường trên 30 năm, lãi suất thấp…
Nguồn vốn ODA thường là khoản vay có chính sách ưu đãi hoặc viện trợ không hoàn lại giữa nước phát triển với nước đang hoặc kém phát triển. Ngoài việc cho vay bằng tiền, bên viện trợ sẽ hỗ trợ thêm việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, cung cấp hàng hóa… Trong khi đó, bên nhận được viện trợ sau khi nhận được tiền sẽ thực hiện theo đúng cam kết như xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế xã hội,… để cải thiện cuộc sống của nhân dân.
Ngoài việc viện trợ khoản vay ưu đãi, bên cho vay sẽ có những điều kiện nhất định, nhất là về kinh tế, địa lý hay chính trị. Bởi vì các nước viện trợ sẽ muốn đem lại lợi nhuận cho chính nước mình, tổ chức của mình và vừa muốn đạt ảnh hưởng về mặt chính trị.
Ngoài ra, các nước cho vay sẽ yêu cầu sử dụng nhân sự, thuê dịch vụ hay mua sắm thiết bị của mình với chi phí không hề rẻ. Nếu trong quá trình đi vay mà xảy ra tình trạng lãng phí, tham nhũng hay người điều hành dự án thiếu kinh nghiệm thì nước đi vay sẽ rất nguy hại.
Xem lại: Vốn FDI là gì? FDI có tác động đến thị trường chứng khoán?
Vốn ODA là dòng vốn đầu tư nước ngoài được đầu tư vào trong nước, bổ sung thêm vào nguồn vốn đầu tư xã hội như một phép cộng đương nhiên, nhằm đầu tư xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống cho người dân và bảo vệ, tái tạo môi trường sinh thái thiên nhiên.
Khi viện trợ ODA, các quốc gia thường đi kèm với những điều kiện có lợi cho họ đối với các nước nhận viện trợ về mặt chính trị, thị trường, an ninh-quốc phòng.
Từ năm 1993, tại Hội nghị các nhà tài trợ dành cho Việt Nam được tổ chức tại Paris (Pháp), Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ với cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế, mở đầu quá trình huy động nguồn vốn ODA cho Việt Nam. Hơn 27 năm qua, vốn đầu tư ODA đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội, phát triển mối quan hệ hợp tác, hữu nghị với các nước và các tổ chức tài chính quốc tế trên thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hơn. Công tác vận động, thu hút và sử dụng vốn ODA đã đạt nhiều kết quả tích cực trên cả ba mặt cam kết, ký kết và giải ngân.
*Ghi chú: Từ năm 2013 không thực hiện cam kết - Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Trong 27 năm qua các nhà tài trợ đã ký kết cung ứng vốn ODA cho Việt Nam với tổng số vốn là 86.570,62 triệu USD; số vốn đã giải ngân là 65.373 triệu USD. Số vốn giải ngân chậm, chiếm 75,51% trên tổng số vốn ký kết, gần 25% số vốn còn lại bị tồn đọng, làm cho tiến độ thực hiện dự án bị kéo dài, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, hạn chế khả năng trả nợ, ảnh hưởng xấu đến thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Vốn ODA được tập trung đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, năng lượng, công nghiệp, nông nghiệp; xây dựng phát triển khu đô thị và nông thôn mới... nhằm tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong cả ngắn hạn và dài hạn.
Trong giai đoạn 1993-2020, vốn ODA được tập trung đầu tư vào lĩnh vực như: xây dựng hạ tầng giao thông vận tải; xây dựng các công trình thuỷ điện, nhiệt điện và năng lượng tái tạo, lưới điện và trạm phân phối điện; các công trình hạ tầng đô thị, bảo vệ môi trường như cung cấp thoát nước, xử lý nước thải; các dự án phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; các chương trình và dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn như thủy lợi, giao thông nông thôn, nước sạch và vệ sinh môi trường, phát triển lưới điện nông thôn; các công trình dự án y tế, giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; các công trình dự án khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, xây dựng các khu công nghệ cao; các dự án hỗ trợ xây dựng và cải cách chính sách, thể chế…
Cơ cấu vốn ODA thời kỳ 2011-2015 và 2016-2020 - Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Vốn ODA trong thời kỳ 2011-2020 được đầu tư vào các ngành giao thông vận tải khoảng 33 %; đầu tư vào môi trường và phát triển nguồn nhân lực khoảng 23 %; đầu tư vào năng lượng và công nghiệp khoảng 14,5%; đầu tư vào nông nghiệp và phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo khoảng 10,2 %; đầu tư vào các ngành y tế, xã hội, giáo dục đào tạo khoảng 9%; còn lại 10,3 % đầu tư vào các ngành khác. Như vậy, có khoảng 57,7% được đầu tư vào các lĩnh vực xây dựng hạ tầng giao thông vận tải, năng lượng, công nghiệp, nông nghiệp, nông thôn, có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn. Có khoảng 42,3 % được đầu tư vào các lĩnh vực y tế, giáo dục, môi trường, phát triển nhân lực... có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn hoặc không trực tiếp tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu chi tiết về vốn ODA là gì và những vấn đề liên quan. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức Vốn ODA là gì? để hiểu rõ hơn về chương trình viện trợ hữu ích này.
(CTTĐT) - Xác định nguồn vốn tín dụng chính sách là "đòn bẩy" để hỗ trợ các hộ nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn và các đối tượng chính sách khác vươn lên trong cuộc sống, chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Thừa Thiên Huế đã bám sát các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh, nhanh chóng đưa nguồn vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng. Nguồn vốn tín dụng chính sách cũng đã trở thành "điểm tựa" giúp các hộ vay vốn sản xuất, cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.
A Lưới là một huyện nghèo với 77,5% là người dân tộc thiểu số (DTTS). Toàn huyện có 18 xã, thị trấn, trong đó có 12 xã và 2 thôn của xã Hồng Thượng thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn vay cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, trong thời gian qua, Phòng Giao dịch NHCSXH huyện A Lưới đã không ngừng phối kết hợp với các cơ quan, ban, ngành, các tổ chức chính trị xã hội…từ huyện đến xã để chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách kịp thời về tận tay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh góp phần nâng cao đời sống hộ gia đình, góp phần đáng kể trong việc thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững; thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn.
Giám đốc phòng Giao dịch NHCSXH huyện A Lưới Lê Quang Thắng cho biết phòng Giao dịch NHCSXH huyện đã triển khai các chương trình tín dụng chính sách đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện đã làm thay đổi căn bản nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số, từ mặc cảm, tự ti, không dám vay vốn, nay đã mạnh dạn vay vốn và mở rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả. Nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ thông qua NHCSXH đã thực sự trở thành điểm tựa vững chắc giúp các hộ nghèo dân tộc thiểu số ở A Lưới có vốn sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm ổn định; các chương trình tín dụng chính sách còn giúp bà con tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa... góp phần nâng cao đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần cho người dân.
Chị Cao Thị Minh Huyền, thôn A Năm, xã Hồng Vân, huyện A Lưới là một trong những hộ nghèo được tiếp cận để vay vốn theo Nghị định 28. Gia đình chị Huyền là thuộc diện hộ nghèo, nguồn thu nhập chính của gia đình là từ việc làm nương rẫy, chăn nuôi bò nên không dám nghĩ tới việc xây dựng được một căn nhà kiên cố, vững chắc để ở. Được phòng giao dịch NHCSXH huyện A Lưới cho vay theo Nghị định 28, ngôi nhà được khởi công từ đầu năm 2024, đang dần hoàn thiện để đưa vào sử dụng.
“Nhà tôi trước đây là nhà gỗ, đã xuống cấp nghiêm trọng, mùa nắng thì nóng, mua mưa thì dột, xuất phát từ gia cảnh nhà nghèo, vợ chồng tự lập mưu sinh, trang trãi cuộc sống hàng ngày, không biết làm sao ổn định để sinh sống làm ăn và làm được một căn nhà kiên cố, ổn định cuộc sống. Khi có nghị định 28 của Chính phủ, có chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước cho hộ nghèo đồng bào DTTS vay vốn làm nhà ở, gia đình tôi mạnh dạn vay vốn 40 triệu đồng, cùng với số tiền hỗ trợ của nhà nước và phần tích luỹ của gia đình, hôm nay gia đình tôi mới có được ngôi nhà mới như thế. Gia đình tôi rất biết ơn Đảng và Nhà nước, biết ơn NHCSXH. Khi có căn nhà vững chãi, gia đình sẽ tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế để có cuộc sống no ấm hơn” Chị Huyền chia sẻ.
Nguồn vốn tín dụng chính sách hỗ trợ vay vốn sửa chữa nhà ở cho người dân
Phó Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Nguyễn Hoàng Anh Tuấn, cho biết công tác cho vay vốn được hệ thống chi nhánh NHCSXH tỉnh thực hiện theo hướng rút gọn trình tự, thủ tục, giảm thời gian giải quyết hồ sơ; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về nội dung, vai trò, ý nghĩa của các chương trình tín dụng để các đối tượng có nhu cầu nắm rõ. Từ đó, việc triển khai các chính sách tín dụng ưu đãi bám sát vào các chủ trương, kế hoạch, mục tiêu của địa phương, đáp ứng nhu cầu của người dân và mang lại hiệu quả cao nhất.
Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh đã tiếp tục chỉ đạo chi nhánh NHCSXH tỉnh chủ động, kịp thời triển khai thực hiện các chương trình tín dụng chính sách, thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng tín dụng, tăng cường công tác kiểm tra giám sát,… để hoạt động NHCSXH tỉnh đảm bảo hiệu quả, an toàn và tham gia tích cực đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Nguồn vốn thực hiện đến 30/9/2024 tại Chi nhánh đạt 4.751,02 tỷ đồng, tăng 367,59 tỷ đồng so với năm 2023, tỷ lệ tăng trưởng 8,4% (nguồn vốn trung ương tăng 304,82 tỷ đồng, tăng 7,3%, nguồn vốn địa phương tăng 62,77 tỷ đồng, tăng 29,9%). Tổng dư nợ đến 30/9/2024 đạt 4.740,77 tỷ đồng với 96.782 khách hàng còn dư nợ, tăng 365,36 tỷ đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng trưởng dư nợ toàn chi nhánh đạt 8,4%. Doanh số cho vay quý III/2024 đạt 486,9 tỷ đồng, với 8.668 lượt khách hàng được vay vốn, tập trung chủ yếu vào các chương trình cho vay hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, cho vay giải quyết việc làm,…Doanh số thu nợ quý III/2024 đạt 397,7 tỷ đồng.
Tổng dư nợ ủy thác qua các tổ chức hội, đoàn thể đến 30/9/2024 đạt 4.693,72 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 99% trên tổng dư nợ toàn chi nhánh, tăng 355,32 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 8,2% so với năm 2023, với 96.194 hộ còn dư nợ; với 2.329 tổ tiết kiệm và vay vốn.
Theo Phó Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Nguyễn Hoàng Anh Tuấn, không chỉ trở thành giải pháp, công cụ tài chính hỗ trợ đắc lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, các chương trình tín dụng do chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh triển khai đã đi sâu vào đời sống, gắn với nhu cầu căn bản thiết yếu của người dân như: cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay để có điều kiện đi học; cho vay vốn tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, tăng thu nhập; cho vay xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đạt chuẩn quốc gia; hỗ trợ xây dựng nhà cho hộ nghèo và người DTTS...
Hỗ trợ hội viên hội nông dân vay vốn với các mô hình kinh tế hộ gia đình
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh,Trưởng Ban đại diện HĐQT chi nhánh NHCSXH tỉnh Nguyễn Thanh Bình đề nghị tiếp tục chỉ đạo thực hiện Kết luận, Chỉ thị của Ban Bí thư TW Đảng, Chỉ thị của Tỉnh uỷ một cách hiệu quả và thiết thực hơn nữa trong giai đoạn mới về các chương trình tín dụng chính sách. Tập trung triển khai thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch tín dụng năm 2024 được giao của Tổng Giám đốc, giải ngân kịp thời, chính xác đến đúng đối tượng thụ hưởng.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT chi nhánh NHCSXH tỉnh Nguyễn Thanh Bình, yêu cầu trong thời gian tới cần tiếp tục phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách, góp phần phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo an sinh xã hội. Tiếp tục tuyên truyền về hoạt động tín dụng chính sách xã hội, nhất là các chương trình tín dụng chính sách mới, các chương trình tín dụng có thay đổi về lãi suất cho vay, mức cho vay tối đa, quy trình, thủ tục cho vay; về công tác chuyển đổi số, ứng dụng tín dụng chính sách,,...cũng như tiếp tục tuyên truyền, nhân rộng các dự án, mô hình, chương trình có kết quả tốt, các gương điển hình tiên tiến thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách xã hội. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát vốn nhận uỷ thác của NHCSXH, quản lý chặt chẽ nguồn vốn tín dụng chính sách đã được ủy thác đảm bảo an toàn, hiệu quả nguồn vốn.
Combinations with other parts of speech
Kết quả: 150, Thời gian: 0.0277