Kim cương vốn được coi là nữ hoàng của các loại đá quý, là biểu tượng của sức mạnh, quyền lực, sự giàu sang và tình yêu vĩnh cửu. Trang sức kim cương của Ngọc Châu Âu với kiểu dáng hiện đại và công nghệ sản xuất tiên tiến càng tôn vinh vẻ đẹp vĩnh cửu của kim cương, giúp người sở hữu tỏa sáng rực rỡ.
Kim cương vốn được coi là nữ hoàng của các loại đá quý, là biểu tượng của sức mạnh, quyền lực, sự giàu sang và tình yêu vĩnh cửu. Trang sức kim cương của Ngọc Châu Âu với kiểu dáng hiện đại và công nghệ sản xuất tiên tiến càng tôn vinh vẻ đẹp vĩnh cửu của kim cương, giúp người sở hữu tỏa sáng rực rỡ.
Nhân dịp khai trương, kính mời Quý khách hãy đến hám phá không gian mua sắm trang sức hiện đại, sang trọng, đẳng cấp và trải nghiệm vẻ đẹp của chính bạn trong những tuyệt tác trang sức mới nhất.
Trang Sức: Ưu đãi 12% +3%(*) Kim cương viên: Ưu đãi 5% +1% (**)
Dây chuyền: Ưu đãi 5% Đặc biệt 100% trúng các phần quà hấp dẫn!!!
Đến ngay Thế Giới Kim Cương để trải nghiệm không gian mua sắm đẳng cấp cùng nhiều ưu đãi bất ngờ nhé!
(*) Áp dụng cho khách hàng cũ/mua kèm kim cương viên và không áp dụng đồng thời với Voucher/Phiếu mua hàng
(**) Áp dụng khách hàng cũ hoặc khách hàng mua kim cương viên và ổ trang sức.
►Thời gian diễn ra ưu đãi đến hết 04-15/09/2024
► Địa chỉ: Tầng 1, TTTM PARC Mall, 547-549 Tạ Quang Bửu, P. 4, Q. 8, TP.HCM
► Mua trang sức dễ dàng với lãi suất 0% được liên kết cùng thẻ tín dụng của 23 ngân hàng: http://tgkc.vn/tragop
►Liên hệ: 1800 9298 (Miễn phí cước gọi)
► Website: https://thegioikimcuong.vn
Mật Tông (zh. 密宗 mì-zōng) là từ gốc Hán dùng để gọi pháp môn bắt nguồn từ sự kết hợp giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo Đại thừa, được hình thành vào khoảng thế kỷ 5,6 tại Ấn Độ. Mật Tông lại chia thành hai phái: Chân ngôn thừa (Mantrayàna) và Kim cương thừa (Vajrayàna). Sự phát triển của Mật Tông gắn với các luận sư nổi tiếng như Subha Karasimha (Thiên Vô Úy, 637-735), Vajra Bodhi (Kim Cương Trí, 671-741), Amoghavajra (Bất Không Kim Cương, 705-774), Padmasambhava (Liên Hoa Sinh, cuối thế kỷ thứ VIII), Dipankarasrijanàna (Atisa, cuối thế kỷ thứ XI).
Tư tưởng Mật giáo có từ thời Phật giáo Nguyên thủy, thể hiện qua các câu thần chú trong các bộ luật và trong Kinh Khổng Tước. Nửa sau thế kỷ thứ 7 CN, Ấn Độ giáo đã len lỏi trong các hệ thống học thuyết, kể cả giáo lý Phật giáo mà phục hưng trở lại, từ đó tạo ra sự cạnh tranh mãnh liệt đối với Phật giáo đương thời. Lúc bấy giờ, Phật giáo Đại thừa chỉ giới hạn trong phạm vi “kinh viện triết học”, lý luận học vấn, các phạm trù triết học biện luận.... Do vậy, đã tự tách mình ra khỏi phần đông quần chúng trong khi những hiện tượng siêu hình, thần bí có ở khắp nơi trên đất Ấn. Vì thế, để thích ứng với tình thế mới, Phật giáo Đại thừa nhanh chóng và tích cực tiếp cận với Ấn Độ giáo và Bà-la-môn giáo. Ban đầu khi tiếp xúc, phía Phật giáo có những phản ứng khá kịch liệt, có lúc cật lực phê phán những quan niệm nghi chấp về tế tự cầu phúc trừ họa và mật chú. Tuy nhiên vẫn xúc tiến việc hợp lý hóa hoặc Phật giáo hóa theo tinh thần tùy duyên, cuối cùng Mật giáo đã hình thành nên một hệ thống tương đối độc lập trong Phật giáo Đại Thừa.
Theo Mật giáo,[1] sự truyền thừa bắt đầu từ Đại Nhật Như Lai truyền cho Kim Cương Bồ tát. Ông viết 2 quyển kinh Đại Nhật và Kim Cương Đỉnh đem lưu lại trong một ngôi tháp. Long Thụ [2] mở tháp tiếp nhận 2 quyển kinh này và được Kim Cương Bồ tát chỉ dạy. Sau đó, Long Thụ truyền cho Long Trí, một cao tăng tại viện Đại học Nalanda.
Ngài Long Trí sau khi thụ pháp với ngài Long Thụ, đã truyền pháp và giáo hóa các nước miền Nam Thiên Trúc và Tích Lan (Sri Lanka). Mật giáo sau đó đã sớm được phổ biến về hướng Bắc để sang Tây Tạng, Trung Hoa và Nhật Bản và về hướng Nam để qua mấy xứ Tích Lan, Miến Điện (Myanmar), Nam Dương (Indonesia), Campuchia, Lào… hình thành hai nhánh Mật Giáo chính: Mật tông Nam Tông và Mật tông Bắc Tông.[3]
Mật Tông du nhập vào Trung Quốc vào khoảng thế kỷ 7 và thịnh hành vào thế kỷ 8 với sự xuất hiện của ba vị Cao tăng Ấn Độ sang truyền pháp là Thiện Vô Uý (zh. 善無畏, sa. śubhākārasiṃha; 637-735), Kim Cương Trí (zh. 金剛智, sa. vajrabodhi; 663-723) và Bất Không Kim Cương (zh. 不空金剛, sa. amoghavajra; 705-774). Ba ngài được tôn vinh là Khai Nguyên Tam Đại Sĩ. Dòng truyền thừa vào Trung Quốc xuất phát từ trung tâm Phật học Na-lan-đà. Cả ba ngài Kim Cương Trí, Thiện Vô Úy và Bất Không Kim Cương từng được Sư Long Trí (là đệ tử của Ngài Long Thọ) truyền pháp. Thiện Vô Uý, được coi là tổ sư của Mật tông Trung Hoa và là người dịch Đại Nhật kinh (sa. mahāvairocana-sūtra), kinh căn bản của tông này, ra chữ Hán.
Hai dòng Mật tông Ấn Độ Chân Ngôn thừa và Kim Cương thừa truyền đến đại sư Nhất Hạnh - đệ tử của Thiện Vô Úy - thì nhập lại làm một ở Trung Quốc.[4]
Mật tông tại Trung Quốc rất thịnh hành vào đời Đường, nhưng dần dần thoái trào và về sau này thì tưởng như suy vi hẳn.
Trước khi Mật giáo được truyền vào Tây Tạng, dân chúng nơi này chưa có một tôn giáo nào đậm nét. Lúc đó, vùng đất chỉ có đạo Bon là đạo giáo cổ truyền của dân bản xứ. Thời đó,người ta chỉ biết thờ cúng chư thần kể cả hung thần, ác quỷ. Pháp môn Mật tông này truyền vào Tây Tạng muộn hơn Trung Quốc, vào khoảng cuối thế kỷ thứ 8, vua Tisongdetsen (740-786) có thỉnh rước 2 vị cao tăng Ấn Độ là Đại Sư Liên Hoa Sinh (Padma-Jungne) và Antarakshita. Tại đây Kim cương thừa đã hòa nhập với Phật giáo Đại thừa sẵn có của Tây Tạng và được gọi là Lạt Ma giáo.
Tây Tạng có 4 tông phái Mật Tông chính là:
Ở Tây Tạng, đệ tử chỉ được thu nhận vào Mật tông thông qua một nghi lễ khai ngộ (initiation) đặc biệt được tiến hành bởi một lạt-ma có tên tuổi. Mật tông cũng chủ trương sự tự giác ngộ thông qua việc thiền định (meditation) và niệm chân ngôn (mantra). Dòng truyền thừa vào Tây Tạng xuất phát từ trung tâm Phật học Vikramasila.
Mật tông dòng Chân Ngôn thừa du nhập vào Nhật Bản vào khoảng cuối thế kỷ 8 đầu thế kỷ 9 bởi hai vị:
Các yếu tố quan trọng của Mật tông là phép niệm chân ngôn, phép bắt ấn (sa. mudrā) và sử dụng Mạn-đồ-la cũng như các lần Quán đỉnh (zh. 灌頂, sa. abhiṣeka). Mật tông là giáo pháp mà sư phụ truyền cho học trò bằng lời (khẩu quyết) và đó là lý do mà Mật tông không được truyền bá rộng rãi. Thật ra, sau này do nhiều pháp sư lạm dụng sự huyền bí của chân ngôn nên Mật tông dần co cụm lại và truyền thụ cho những người có duyên với pháp môn này.
Mật tông vốn truyền vào Việt Nam từ khá sớm. Theo Thiền uyển tập anh, vào thế kỷ thứ VI, Tỳ Ni Đa Lưu Chi, người Ấn Độ, đã đến Việt Nam và dịch kinh Đại thừa phương quảng tổng trì tại chùa Pháp Vân. Đây là một bộ kinh của Mật giáo, và liên hệ rất nhiều đến Thiền. Vào thời Đinh và Tiền Lê, Mật tông đã khá thịnh hành tại Việt Nam. Những trụ đá được phát hiện tại Hoa Lư, Ninh Bình vào các năm 1963, 1964, 1978 - dựng vào năm 973, thời Đinh; có trụ dựng năm 995, thời Lê Đại Hành - đều khắc bản kinh Phật đỉnh Tôn thắng Đà La Ni (Usnisavijaya dharani), một bản kinh rất phổ biến của Mật giáo, đã chứng minh cho điều đó.
Dĩ nhiên Mật tông thịnh hành không chỉ do mỗi ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi, mà còn từ Phật giáo Chiêm Thành, những Tăng sĩ ngoại quốc và những vị sư Việt Nam thọ học từ Ấn Độ. Trong đó, ngài Mahamaya, gốc Chiêm Thành, thuộc đời thứ 10 của thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, từng theo học với ngài Pháp Thuận - Pháp hành sám và trì tụng chú Đại bi - cũng rất nổi tiếng về pháp thuật. Thiền uyển tập anh cho rằng ông đắc pháp Tổng trì Tam muội, thi triển nhiều pháp thuật khiến cho vua Lê Đại Hành và dân chúng đều nể phục. Một thiền sư Việt, ngài Sùng Phạm (mất năm 1087), đời thứ 11 của thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, đã đến Ấn Độ chín năm, sau mở trường dạy tại chùa Pháp Vân. Đệ tử của ngài có sư Từ Đạo Hạnh nổi tiếng về phù chú và sư Trì Bát cũng thấm nhuần Mật giáo. Đại Việt sử ký toàn thư cũng ghi chép về một vị Tăng sĩ Ấn Độ, vào năm 1311, đến nước ta, xưng là 300 tuổi, theo Mật giáo, có thể ngồi xếp bằng nổi trên mặt nước. Năm 1318, vua Anh Tông mời một Tăng sĩ Ấn Độ, tên Ban Để Đa Ô Sa Thất Lợi đến dịch một bộ kinh Mật giáo tên là Bạch Tán Thần chú kinh.
Trong Nam, có Hòa Thượng Nhẫn Tế thế danh Nguyễn Văn Tạo sanh năm 1889 tại thôn An Thánh (nay là thị trấn Lái Thiêu), tỉnh Bình Dương, hâm mộ đạo Phật từ nhỏ, năm 1904, được 16 tuổi ông đến chùa Thiên Tôn trong vùng, quy y với Hòa Thượng Ấn Thành - Từ Thiện, pháp danh Chơn Phổ. Sau khi học hành xong, ông đi làm việc nhưng vì có bệnh nên xin nghỉ dưỡng bệnh.
Năm 1926, chùa Thiên Thai ở Bà Rịa có giới đàn, ông đến xin thọ giới do Đầu đàn Hòa Thượng Huệ Đăng truyền giới, ông được ban pháp danh Trừng Liễn, pháp hiệu Minh Tịnh thuộc đời thứ 42 Thiên Thai Thiền Giáo Tông.
Năm 1933, chùa Thiên Tôn mở Đại giới đàn, ông xin thọ giới do Đầu dàn Hòa Thượng Ngộ Định - Từ phong truyền giới, ông được ban pháp hiệu Nhẫn Tế, đệ tử nối pháp đời thứ 40 dòng Lâm Tế Chúc Thánh chùa Thiên Tôn.
Ngày 17-4-1935, ông lên tàu đi sang Ấn Độ, chiêm bái và học Phật, có sang Népal nhận được Xá lợi Phật, rồi sang Tây Tạng ngày 28-6-1936, được yết kiến Nhiếp chánh Quốc vương Tây Tạng, được Lạt ma Nhiếp chánh nhận là tu sĩ Tây Tạng, ban cho pháp danh Thubten Osall Lama (Huệ Phát), ông đắc pháp Mật Tông Tây Tạng. Đến ngày 29-10-1936, ông rời khỏi Tây Tạng, trở lại Ấn Độ học hỏi thêm một thời gian rồi mới trở về xứ. Ông đặt chân lại am thất cũ của mình tại Bình Dương ngày 30-6-1937.
Tại Phú Cường có ngôi chùa Bửu Hương, Phật tử tại đây quy ngưỡng nên dâng cúng chùa cho ông. Ông đổi tên thành Tây Tạng tự, từ đó ông tu và truyền bá Mật tông, nhưng vì Phật giáo thời đó, nên Mật Tông của sư Nhẫn Tế không lan rộng, không lập nên Giáo Hội. Hòa thượng Nhẫn Tế viên tịch ngày 17-5-1951, thọ 63 tuổi đời, đắc 25 hạ lạp, là một Lama Việt Nam đầu tiên, được chính Nhiếp chánh quốc vương Tây Tạng ấn chứng.
Ở Huế có Mật tông lưu truyền, thập niên 60, Hội Phật Học Nam Việt có thỉnh chư Tăng từ Huế vào chùa Xá Lợi làm lễ Trai Đàn Cứu Tế, những vị Tăng nầy đã hành lễ theo nghi thức Mật Tông Trung Hoa.
Thích Viên Đức có dịch một BỘ MẬT TÔNG gồm những sách: Hiển Mật Viên Thông Thành Phật Tâm yếu, Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương, Kinh Chuẩn Đề Đà La Ni Hội Thích (hay Kinh Thất Cu Chi Phật Mẫu Sở Thuyết), Kinh Mạt Pháp Nhất Tự Đà La Ni.
Theo truyền thuyết của Mật giáo thì Mật giáo do Phật Tỳ-lô-giá-na, tức Đại-Nhật-Như-Lai truyền cho Bồ Tát Kim-Cang-Tát-Đỏa làm tổ thứ hai ở Cung Kim Cang Pháp Giới.
Sau khi Phật Thích Ca diệt độ 800 năm, có Bồ Tát Long Mãnh ra đời, xây tháp sắt ở Nam Thiên được Kim Cang Tát Đỏa trao truyền Mật pháp mà thành tổ thứ 3, rồi truyền cho tổ thứ 4 là Long Trí. Long Trí sống thọ 700 tuổi, truyền Mật pháp cho Kim Cương Trí, vào năm Khai nguyên đời Đường Huyền Tôn ở Trung Quốc. Kim Cương Trí là một trong ba cao tăng Mật giáo đến Trung Quốc trong năm đó. Vì vậy, Mật giáo không phải là do Phật Thích Ca nói ra, mà là do pháp thân của Phật trao truyền trực tiếp. Vì pháp thân của Phật không thuyết pháp, cho nên gọi là Mật pháp, hay là “Tâm pháp căn bản” hay là “Đại pháp vô thượng”. Mật pháp không thể nào do phàm phu truyền thừa được. Người truyền thừa Mật pháp gọi là Thượng sư Kim Cương.
Nhưng xét về lịch sử Phật giáo thì Mật giáo bắt nguồn từ tín ngưỡng dân gian Ấn Độ, và cuối cùng phát triển thành Mật giáo hay Mật thừa vào thời kỳ phát triển cuối cùng của Phật giáo đại thừa ở Ấn Độ. Mật giáo lấy tư tưởng và lý luận của Phật giáo đại thừa làm nền tảng, và tiếp thu một số quan điểm và phép tu của Ấn Độ giáo.
Mật giáo chia thành Tạp mật, Sự mật, Du già mật và Vô thượng du già mật. Tạp mật giống như tín ngưỡng dân gian. Sự mật thì được tổ chức hóa bước đầu. Du già mật giống như Thiền định Phật giáo. Còn Vô thượng du già mật là do kết hợp với phái tinh lực của Ấn Độ giáo đương thời mà thành. Cái gọi là Tinh lực tức là nam nữ giao cấu. Hai thân nam nữ cùng tu tập, kết hợp một cách viên mãn trí tuệ và phương tiện. Nữ tính đại biểu cho trí tuệ, nam tính đại biểu cho phương tiện. Tư tưởng này cũng phù hợp với “thuật trong phòng của Đại gia Trung Quốc”, cũng gọi là “ngự nữ thuật” (tức là thuật ngự trị phụ nữ) nhưng đó không phải là phương pháp tu hành căn bản của Phật giáo. Phật giáo lấy ly dục làm căn bản. “Phép Vô thượng du già mật” là muốn thông qua giao hợp nam nữ để đạt tới mục đích giải thoát. Vì vậy mà sau này ở Tây Tạng, giáo phái hoàng giáo của Thông sa pa (Tôn Lặc Ba) tiến hành cải cách, cấm chỉ không được lấy việc giao hợp nam nữ làm phương pháp tu hành. Nhưng các giáo phái khác ở Tây Tạng vẫn cứ dùng như thế để hợp lý hóa : đầu tiên thì luyện khí, luyện mạch, minh điểm sau đó mới thực hành phương pháp nam nữ song tu.
Mật giáo vốn hình thành trong bối cảnh xã hội của Ấn Độ lúc bấy giờ, và sau đó trong hoàn cảnh Tây Tạng. Chúng ta không thể nói Mật giáo của Tây Tạng không phải là Phật giáo. Ngoài phần “Vô thượng du già mật” ra, giáo lý và phương pháp tu hành của Phật pháp Tây Tạng được tổ chức chặt chẽ nghiêm minh, thứ bậc rõ ràng, đặc biệt về mặt giáo lý, họ lấy Trung quán làm căn bản, lấy Du già làm hỗ trợ. Đó là điều chưa từng thấy ở Trung Quốc, công tác giáo dục và huấn luyện tăng ni của họ được tổ chức chu đáo, có hệ thống, có thứ bậc, do vậy mà tạo ra được tín tâm và pháp môn tu hành nhất định. Thế nhưng ở Mông Cổ và Tây Tạng, những vị gọi là Phật sống chưa hẳn là người có học vấn và tu chứng.
Các bậc gọi là thượng sư Mật giáo phải là những bậc được truyền thừa Mật pháp hoặc trực tiếp từ Ngài Kim Cang Tát Đỏa, hay là từ pháp thân của Phật không ai được tự xưng là thượng sư. Thượng sư phải là người có tu chứng, và sự tu chứng đó phải được người thầy dạy trực tiếp của mình xác định, đảm bảo mới được. Không thể có người biết một vài câu thần chú, thi thố vài chuyện linh dị tự xưng Thượng sư. Thế nhưng, dần dần có những người tự ý cao rao là mình được Phật và Bồ Tát khai thị, và tự xưng là Thượng sư. Tuy nhiên số người mạo xưng như vậy rất là ít, vì ở Tây Tạng, kỷ luật tu hành rất nghiêm, trường hợp mạo nhân là Thượng sư rất dễ bị vạch trần.
Ở Tây Tạng, lúc ban đầu truyền thừa Mật giáo lại là người tại gia. Như Đại sĩ Liên Hoa là vị tổ sư lập ra pháp Hồng giáo. Theo truyền thuyết, ông có vợ, con. Về sau các vị Lạt Ma và thượng sư của Hồng giáo đều có vợ, con. Đó là đặc sắc của Hồng giáo Tây Tạng. Người Phật tử Tây Tạng thọ bốn quy y, tức là quy y Phật, Pháp, Tăng và Thượng sư. Tam Bảo không phải là trọng yếu. Thượng sư mới là trung tâm của tín ngưỡng. Thượng sư đại biểu cho báo thân của Phật. Nếu không thông qua Thượng sư thì không có cách gì tiếp thu được Phật pháp. Tuy đó là lý luận của Mật giáo nhưng hiển giáo không thừa nhận vì không phù hợp với tinh thần bình đẳng của đạo Phật.
Ở Tây Tạng, có những thượng sư là nữ, có người nói, nếu thượng sư là nữ, mà đệ tử là nam, mà tu pháp Vô thượng du già mật, thì nữ thượng sư thường mượn cớ thuyết pháp, mà cùng với nam đệ tử quan hệ tình dục lu bù.
Như trên đã nói phép nam nữ cùng tu hành và thông dâm không phải là Phật pháp, không phải là pháp thanh tịnh. Đối với xã hội chúng ta là điều nên cấm chỉ. Ngày xưa đạo sĩ tu “thuật trong phòng” tất nhiên phải có hộ pháp ở ngoài phòng, phải là người có tiền và có thế, người đạo sĩ bình thường không làm được, nếu không thì dâm loạn lan tràn gây bao điều bất hạnh cho xã hội. Tuy rằng bọn họ đều không cho là dâm loạn, đạt đến mục đích thân tâm thống nhất, chứ không phải thỏa mãn và khoái lạc xác thịt. Thế nhưng, ở Trung Hoa chưa bao giờ công nhận phép tu Vô thượng du già của Mật giáo là phương pháp tu trì quang minh chính thống cả. Hơn nữa, cái gọi là thống nhất cũng chỉ là thống nhất tạm thời, tạm quên các tự ngã và tiểu ngã, không đạt đến trình độ giải trừ phiền não và tất nhiên không được giải thoát hay là thành Phật.
Nội dung cái gọi là tức thân thành Phật thì Tông Thiên Thai cũng nói đến tức thân thành Phật. Nhờ học Phật, biết mình là Phật, đó là danh tự tức Phật. Bắt đầu tu hành đó là quán hạnh tức Phật. Cho nên thuyết Mật giáo tức thân thành Phật cũng không có gì là lạ. Nếu mới bắt đầu tu Mật giáo, mới giác ngộ đôi chút có thể là cứu kính Phật thì ngay trong Mật giáo cũng không chấp nhận. Nếu quả Phật như vậy thì nhiều nhất chỉ là thứ bậc quán hạnh tức Phật mà thôi. Ngay Ngài Đạt-Lai-Lạt-Ma cũng không tự xưng mình là cứu cánh Phật. Đối với Mật giáo các vấn đề khí mạch, điểm sáng đều hết sức trọng yếu. Đó là yêu cầu chung của phép Du già Ấn Độ. Tu định thì thân thể phải khỏe mạnh, dùng phương pháp ngồi thiền và quán tướng, để làm cho khí mạch trong người đều thông suốt, đó cũng là hiện tượng chung cho đạo Phật và các ngoại đạo. Cái gọi là điểm sáng giống như đạo gia nói hoàn tinh bổ huyết, và hoàn tinh bổ não có chỗ giống nhau. Nhờ có tinh lực dồi dào mà khí được tập trung, thần sắc nhàn nhã, đầu não minh mẫn, thân tâm nhẹ nhàng. Người tu thiền theo Hiển giáo, tuy không tu luyện những đạo thuật như vậy nhưng cũng đạt tới tình trạng tương tự.
Phép tu Mật giáo chú trọng đến luyện thân thể, đến cái gọi là tức thân thành Phật, cũng như nhà đạo gia nói mọc cánh thành tiên, hay là bay bổng lên trời, nghĩa là lấy làm mục đích tu luyện sự chuyển biến nơi thân thể. Nhưng theo quan điểm căn bản của Phật pháp thì sắc thân chỉ là 5 uẩn giả mà thành nên gọi là Pháp Vô thường, mà vô thường thì phải được giải thoát. Nếu chấp trước cái thân vô thường làm mục đích cứu kính của sự tu hành thì vẫn trong vòng sống chết không thoát ra được ba cõi. Vì vậy, thiền tông gọi những người luyện theo môn này là quỷ giữ thây, dù rằng có truyền thuyết Ngài Long Trí sống đến 700 tuổi, và ông Trần Đoàn đạo sĩ lão giáo ở Trung Quốc sống đến 800 tuổi, nhưng cả hai cuối cùng không thoát khỏi cái chết. Vì vậy, Phật giáo tuy không phủ định tác dụng của khí mạch, và điểm sáng thế nhưng không khẳng định chúng là quan trọng. Còn vấn đề các Lạt-Ma Tây Tạng và tăng sĩ thuộc thượng tọa bộ nam phương ăn mặn, ăn thịt thì do hoàn cảnh xã hội và địa lý tự nhiên, chúng ta không nên phê phán. Các vị Lạt-Ma Tây Tạng tất nhiên biết rõ ý nghĩa từ bi của đạo Phật, không nên ăn thịt chúng sinh, thế nhưng vì những nguyên nhân, như sinh tồn và thích ứng với hoàn cảnh, họ nêu ra nhiều lý do tựa hồ như đúng mà thực ra thì sai lầm. Như nói, ăn thịt chúng sinh là để kết duyên với chúng sinh, đặc biệt nếu được bậc đắc đạo ăn thịt, thì có thể chuyển thân chúng sinh thành ra thân Phật, thân Bồ Tát, chuyển nhục thân của chúng sinh thành nhục thân của bậc tu hành đắc đạo. Họ lại nói lấy sức mạnh của thần chú nguyện cho chúng sinh bị ăn thịt được an lạc khỏi khổ, thế nhưng đó chỉ là lý thuyết, số người tu hành đắc đạo cũng không nhiều. Tất nhiên, nếu theo quan điểm của Mật giáo, đối với bậc tu hành đắc đạo, ăn thịt hay không ăn thịt không thành vấn đề.
Người tu hành ăn thịt lúc chết hỏa thiêu vẫn có ngọc xá lợi. Vấn đề này có quan hệ đến việc ăn thịt hay không ăn thịt, có quan hệ gì đến việc giải thoát. Nói chung, những người tu định, tu tuệ khi chết, thì mới có xá lợi, bản thân xá lợi là sự ngừng kết hay kết tinh mà thành. Nó có một ý nghĩa thần thánh hay thần bí nào đó cho nên được các Phật tử coi trọng, nhưng không phải việc lớn.
Chỉ có giải thoát khỏi sinh tử mới là việc lớn. Xá lợi là phần còn lại của sắc thân nó cũng vô thường như sắc thân vậy. Vì vậy sau khi Phật diệt độ tôn giả Đại Ca Diếp triệu tập 500 vị đại A la hán để kết tập kinh và luận về xá lợi pháp thân của Phật. Còn xá lợi nhục thân của Phật thì để cho các đệ tử tại gia chia phần với nhau. Như vậy, xá lợi nhục thân của Phật, ngay từ đầu được các đệ tử phàm phu hết sức coi trọng, nhưng đối với các đệ tử thánh chúng, thì đó là chuyện bình thường.
Tiết 2: Thiền định Phật giáo của Mật tông – pháp tu song thân
Mật tông có riêng “Thiền định Phật giáo của Mật tông”, gọi là Vô thượng Yoga. Vô thượng Yoga có hai loại, một là Quang minh Đại thủ ấn, thuộc về Minh Không song vận; hai là pháp tu song thân, thuộc về Lạc Không song vận của Sự nghiệp bộ. Lạc Không song vận tức là pháp tu Lạc Không bất nhị, đó là pháp hợp tu với phối ngẫu (vợ/chồng) của mình hoặc với người khác giới trong Mật tông sau khi đã thụ quán đỉnh thứ tư. “…Quang minh Đại thủ ấn thuộc Minh Không song vận, Sự nghiệp Thủ ấn thì thuộc Lạc Không song vận, cố nhiên chúng có sự khác biệt. Cái trước là nòng cốt của sự truyền dạy gốc. Mà đại si trong phương tiện ngũ độc chính là đại minh, đại tham tức là đại lạc, cho nên bản pháp bằng thùy miên của đại si để khế hợp với quang minh của Đại ấn, là thứ thù thắng nhanh chóng nhất”. (34-768)
Sự tu chứng Minh thể trong Quang minh Đại thủ ấn, chi tiết xem trong các cuốn “Truy kích tam yếu”, “Ngưỡng đoài”, “Chúc bạt tông Đại thủ ấn”, “Tu tâm thất yếu”, “Đại viên mãn tối thắng tâm trung tâm dẫn đạo lược yếu”, “Sát sát thậm bố Đại thủ ấn khẩu quyết”…Trong đó đều là lấy Tâm ý thức giác tri nhất niệm bất sinh, không khởi chấp trước phan duyên, không khởi các loại phân biệt bằng ngôn ngữ hay tư tưởng đối với chư pháp, trong tâm nhận định tất thảy pháp duyên khởi tính Không; nói nếu người nào có thể an trú lâu dài như thế thì tức là đã chứng được Quang minh Đại thủ ấn. Cảnh giới như thế gọi là cảnh giới kiến đạo sơ địa của Mật tông, cũng có lúc gọi là người đã thành Phật đạo cứu cánh. Kỳ thực, họ đều chưa chứng được Thức thứ tám Như Lai Tạng, không phải là kiến đạo thực sự. Trong các tập sách giải thích công án, tôi đã nhiều lần đưa ra ví dụ cho nên trong cuốn sách này không nhắc lại nữa.
Lý luận về Lạc Không song vận Vô thượng Yoga, quy nạp lại có ba phần: 1. Pháp tu tam thân trong Sinh khởi thứ đệ; 2. Lạc Không song vận trong Viên mãn thứ đệ; 3. Nhị đế song vận trong Viên mãn thứ đệ. Pháp tu Sinh khởi thứ đệ tức là quán tưởng Trung mạch, Minh điểm, sau đó tu thêm quán tưởng Thiên thân Yoga, thứ nữa là tu công phu Bảo bình khí, Chuyết hỏa. Ba thứ này gọi là Sinh khởi thứ đệ trong Vô thượng Yoga. Việc bắt đầu tu học ba pháp này, mục đích của nó đều là công tác chuẩn bị cho thực tu Lạc Không song vận Vô thượng Yoga trong tương lai, cho nên mới nói tu luyện ba thứ công phu này cũng nằm trong phạm vi nội dung của Vô thượng Yoga. Lạc Không song vận Vô thượng Yoga nói trong chương này thì chuyên chỉ về hai pháp phía sau là Lạc Không song vận trong Viên mãn thứ đệ và Nhị đế song vận trong Viên mãn thứ đệ.
Mật tông hoàn toàn hiểu sai về Bát Nhã, nhận lầm cảnh giới thiền định là Bát Nhã, cho nên phái Tát Già mới nói nó thành ba loại thiền định: “Tam thiền định: Chủng chủng tính tướng định, Tự tính không định, Thể tính song vận định. Thể tính song vận định lại chia thành ba loại là Cảnh hiện Không song vận, Thức minh Không song vận và Thân lạc Không song vận”. (61-161)
Về Chủng chủng tính tướng định, nó có nghĩa là “Cảm nhận thấy các loại Lạc, Minh, Thực hữu (thật có) trên giác thụ tướng” (61-161). Ở đây là chỉ sự quan sát trong pháp hợp tu song thân: trên giác thụ tướng của dâm lạc có thể cảm nhận thấy dâm lạc đó hình thành các loại khoái lạc khác nhau ở các vị trí khác nhau trên thân thể. Trên giác thụ tướng của dâm lạc đích thực có tồn tại “Minh tính”, cho nên hiểu rõ, cảm nhận rõ Lục trần và lĩnh thụ lạc xúc. Thông qua cảm nhận của Tâm giác tri, các loại “Lạc” này thực sự có tồn tại và có thể xúc chạm được, không phải là cảnh giới tưởng tượng thuần túy, các loại khoái lạc cảm nhận trên cơ thể đó là có thật không hề hư giả. Thông qua Tâm giác tri, quan sát bản thân mình đang ở “Minh tính (là tính quan sát phân biệt rõ ràng)” trong các loại lạc đích thực tồn tại, không phải chỉ là tưởng tượng, cho nên “Minh” là thực có. Trong pháp tu song thân, hiện tiền quan sát các tính tướng này, gọi là chứng được “Chủng chủng tính tướng định”.
Về Tự tính không định, là chỉ “sau khi ẩn giấu tất cả những thứ do Tự tính hiển hiện thì duy chỉ còn lại Không thường tồn” (61-161). Nghĩa là trong pháp tu song thân, chuyên chú vào việc nâng hạ Minh điểm và lạc xúc hiện bày ra, lúc đó nhất niệm bất sinh, không sinh khởi tâm lĩnh thụ đối với ngoại cảnh, cho nên tất thảy ngoại cảnh đều ẩn mật không cảm nhận. Lại đúng vào lúc “đại lạc trường lạc” của cơn cực khoái tình dục này, đồng thời quan sát tất thảy ngoại pháp đều vô thường, chung quy tất bị hoại diệt, duy chỉ có cái Tâm giác tri không có vọng niệm này và cơn dâm lạc là “trường tồn bất hoại”. Quan sát được như thế xong, trụ ở trong Tự tính của Tâm giác tri và dâm lạc đó, quan sát Tâm giác tri và cái dâm lạc này đều vô hình vô sắc, thật đúng là “Không” tính. Người có thể hiện tiền quan sát dâm lạc như thế, tức là chứng được “Tự tính không định”.
Thể tính song vận định thì chia làm ba loại: “Cảnh hiện Không song vận: chủ yếu sinh ở trên ngoại cảnh, sinh ra thể tính vô phân biệt. Thức minh Không song vận: sinh trên Tâm bí mật, sinh ra thể tính quang minh. Thân lạc Không song vận: sinh trên nội thân, sinh ra thể tính đại lạc”. (61-161~162)
Về Cảnh hiện Không song vận trong Thể tính song vận định, không phải là quan sát trên Tâm giác tri và dâm lạc của mình, chủ yếu là quan sát ở trên ngoại cảnh: Tất thảy vạn pháp ở ngoại cảnh đều là vật chất hình sắc, cho nên tương lai nhất định sẽ bị hoại diệt, đều là duyên khởi tính không. Đồng thời tiến hành song vận “duyên khởi tính không quan” và “Tâm giác tri, dâm lạc Không tính” như thế tức là chứng được “Cảnh hiện Không song vận trong Thể tính song vận định”.
Về Thức minh Không song vận trong Thể tính song vận định, là chỉ trong quá trình hợp tu song thân, có Minh điểm Tâm bí mật được sinh ra. Minh điểm Tâm bí mật này có quang minh huy hoàng, thoát xa khỏi trần lao, không bị ô nhiễm. Tâm Minh điểm và Tâm giác tri ý thức này đồng thời tồn tại trong dâm lạc của Song thân pháp, đồng hành không nghịch, đều là “Không tính” vô hình vô sắc. Quan sát và hiểu biết được như thế tức là chứng được “Thức minh Không song vận trong Thể tính song vận định”.
Về Thân lạc Không song vận trong Thể tính song vận định là nói trong hợp tu song thân, nhờ vào thân lạc mà dẫn sinh tâm lạc tứ hỷ. Tâm lạc tứ hỷ này được sinh ở nội thân, không phải từ ngoại thân – tức là sắc thân thô kệch của nhân gian – sinh ra. Nó do bản thể tự tính của Tự tâm (Tâm giác tri không có vọng niệm) sinh ra, không phải sinh ra từ ngoại thân. Cảm thụ các loại dâm lạc trên thân như thế, đồng thời lĩnh thụ đại lạc Tứ hỷ của Tâm giác tri, tức là chứng được “Thân lạc Không song vận trong Thể tính song vận định”.
Tam thiền định chứng được đó đều là nằm trong tầng thứ của Ý thức, chưa hề chứng được Thức thứ tám Như Lai Tạng, cũng không hề chứng được Tâm thức thứ bảy Mạt Na thức, cho nên những gì (hành giả Mật tông) tu và chứng được đều hoàn toàn không liên quan gì đến Bát Nhã. Tu chứng Bát Nhã là chứng được Chân Thực Tâm của chính mình, dựa vào thể tính của Chân Thực Tâm này mà thực hiện quán hành Trung Đạo, dựa vào thể tính của Chân Thực Tâm này để nói về pháp Trung Đạo. Chứng như thế, quán như thế, nói như thế mới là Bát Nhã thật sự.
Nay xem phái Tát Già được xem là phái có pháp đạo nghiêm mật kín kẽ nhất trong Mật tông nói về hiện quan Bát Nhã “tam thiền định” thấy rằng họ còn chưa biết gì về Tổng tướng trí thô thiển nhất trong Bát Nhã trí, huống hồ là biết đến Biệt tướng trí và Chủng trí của Bát Nhã? Từ đó trở xuống, là biết ngay “tu chứng Bát Nhã” của các phái còn lại như thế nào rồi.
Tu chứng Vô thượng Yoga tuy không thể đạt đến Đệ nhất nghĩa đế, nhưng những người muốn tu học Vô thượng Yoga trong Lạc Không song vận lại buộc phải thành tựu các công phu quán tưởng Minh điểm, quán tưởng thiên thân, nâng hạ khí công…thì mới có thể tu học: “Người ôm Minh mẫu tức là vì lợi ích chúng sinh, cái diệu mầu của đại đạo không gì có thể vượt qua pháp này. Pháp này chuyển tham tâm thành trí tuệ, người thường không hiểu nên cho là hành dâm, không biết rằng nó khác với chuyện nam nữ thông thường. Nếu như Minh điểm giáng hạ xuống cửa Mật xứ mà có thể (trì giữ) không xuất ra, đồng nghĩa với trí tuệ đã được sinh ra, đạo thực sự đã đạt, nếu không thì còn chưa đắc đạo đâu. Ôm Minh mẫu mà không tiết xuất, là đắc thân tịch tĩnh và ý tịch tĩnh đó. Đạt được sự hòa hợp đó, nhất tâm lợi sinh (thành tâm khiến cho đối phương khác giới đạt được khoái lạc và hiểu biết “Không tính” để làm lợi ích cho người ấy) thì không phải là mưu đồ dâm lạc, như thế thì sức mạnh Mạch Khí Điểm sẽ tự nhiên đến. Người có thể làm cho khí nhập Trung mạch, Minh điểm lên xuống, thì mới là người Du già chính phần. Ý nghĩa của loại Minh mẫu (Minh Phi) này, bộ thứ hai trong tám đại bộ biện luận kinh của Hiển giáo cũng có nói, tổng quan là vì tự lợi lợi tha nên ôm Minh mẫu, chứ không phải là tham đồ dâm lạc. Hơn nữa, nếu muốn dẫn dắt chúng sinh vào chính đạo, thì trước hết phải lạc với cái lạc của họ, nhận được sự vui lòng của họ, sau đó mới tùy cơ mà dẫn dắt, mới dễ sinh hiệu quả”. (62-198~199)
Vì có được công phu này nên khi giao hợp với người khác giới, có thể mãi mãi không xuất tinh mà thường thụ lạc, tức là không xúc phạm đến giới Tam muội da của Mật tông. Cho nên thượng sư Mật tông nếu là người đã chứng được công phu này rồi, thì có thể thọ dụng tất cả mọi người nữ bất cứ lúc nào, hơn nữa còn hướng dẫn đối phương trong quá trình giao hợp hiểu rằng: cảm giác dâm lạc không có hình tướng, Tâm giác tri cảm nhận khoái lạc cũng không có hình tướng, cho nên gọi là “Không tính”. Giúp chúng sinh chứng được Không tính như thế tức là lợi ích chúng sinh.
Thậm chí nếu là người lúc giao hợp, vì chịu không nổi dâm lạc mà xuất tinh, thì sau khi xuất tinh người đó lại có thể dùng công phu hấp thụ lại vào trong cơ thể, thu hồi vào trong bụng thì cũng không phạm giới Tam muội da:
“Sự giao hợp đó không phải là tham dâm, thực ra là lợi sinh đó, nhưng bắt buộc phải là giao hợp mà không xuất tinh. Đợi khi công phu thành thục rồi, thì dù có xuất tinh cũng không đáng ngại. Đến lúc đó, sau khi xuất tinh thì vẫn có thể thu hồi được. Trong động núi Ái Luân Mỗ ở Mông Cổ có một Lạt Ma, người đời đều không biết họ tên ông ta, nên đành dùng tên núi để đặt tên là “Ma Nhĩ núi Ái Luân Mỗ”. Ông ấy sống trong sơn động tu pháp, có không ít phụ nữ địa phương đến cùng sống chung giường với ông ấy. Vì thế mà nam giới vùng đó nhất loạt không phục, đem chuyện đó báo quan. Quan chức sợ năng lực của ông ta, không dám thụ lý. Nam giới đất ấy bèn đến tố cáo ở nha môn Đô Thống sông Đầu Nhiệt. Đô Thống duyệt cáo trạng, mật sai nha dịch đến tra xét. Sứ giả đến đất ấy, mai phục ở trong rừng cạnh sơn động ngầm theo dõi, quả nhiên nhìn thấy có phụ nữ vào trong động, bèn bám gót đi theo, định xuất kỳ bất ý bắt quả tang nhân chứng vật chứng. Nào ngờ vào trong động tìm không thấy cái gì, có lẽ là do biết trước sứ giả sẽ tới, nên sau khi phụ nữ nhập động đã đưa ra ngoài theo đường khác rồi, nên khi nha dịch đến không tìm thấy nữa. Sứ giả không tìm thấy phụ nữ, ông Ái (Ái Luân Mỗ) bèn hỏi mục đích đến, sứ giả đem sự thực nói cho ông ấy biết, đồng thời mời ông ấy cùng quay về nha môn. Ông Ái đồng ý, theo sứ giả về đến nha Đô Thống. Đô Thống thăng đường thẩm vấn rằng: ‘Ông là Lạt Ma, sao lại ngầm giấu phụ nữ cùng ngủ một chỗ? Ông đã biết phạm tội lỗi chưa?’ Ông Ái đáp: ‘Đây là pháp tu đạo, không biết vì sao lại không được’. Đô Thống đại nộ, phạt quỳ lên xích sắt, ông Ái cũng không kháng mệnh, tự quỳ trên xích nhưng thân mình lại cách đất ba thước, quan đường trên dưới đều vô cùng kinh dị. Đô Thống biết không thể khuất phục, lại hỏi tiếp: ‘Sao có thể làm được vậy?’ Ông Ái đáp: ‘Là bản lĩnh thôi’. Quan nói: ‘Người tài năng sao có thể phạm pháp được?’ Ông Ái nói: ‘Vì chấp pháp mà theo nha dịch đến, nếu không thì ông cũng không mời đến được’… Đô Thống phục, bèn bái ông ta làm thầy, theo học pháp. Sau đó, Đô Thống mới biết ông Ái thu nạp phụ nữ không phải là vì dâm lạc, thực chất là lợi sinh. Thế là bố cáo khắp nơi rằng: ‘Lạt Ma sống chung với phụ nữ không phạm pháp, quan chức địa phương không được ngăn cản, tự tiện bắt bớ’, còn ông Ái thì vẫn cứ giữ phụ nữ sống chung như cũ. Đệ tử của ông Ái thấy thầy tiếp nạp nữ nhân, cũng hò nhau bắt chước, ai nấy gọi mời phụ nữ đến sống chung. Ông Ái biết chuyện bèn hỏi, mọi người đều trả lời rằng: ‘Chúng con bắt chước thầy làm mà’. Ông Ái nói: ‘Thiện tai! Thiện tai! Các ngươi đi theo ta’. Chúng đệ tử theo ông ấy đến trước đình, lấy một bồn nước sôi đặt dưới háng, cởi bỏ nội y, đặt thân dưới vào, để khí nóng chưng chỗ kín. Sau đó có dòng tinh xuất ra như sợi, bày trên bồn, dài đến mấy trượng mà không đứt. Sau đó, thu hồi lại vào trong bụng, không để lại chút nào. Làm xong, ông hỏi các đệ tử: ‘Các ngươi có làm được không?’ Đến đây, chúng đệ tử đều ngẩn tò te, lắc đầu không đáp được. Ông Ái bèn nói: ‘Các ngươi nếu không làm được như thế, thì không được ngự dụng nữ nhân mà tự hại mình’”. (62-198~200)
Ý ở đây là nói người tu thành công phu phóng thu tự tại, tuy là thân xuất gia nhưng cũng có thể cùng người nữ hợp tu pháp dâm lạc. Nếu là người đã tu thành công phu phu phóng thu tự tại, thậm chí đến mức độ vì tham thụ lạc cực khoái tình dục mà lỡ xuất tinh, chỉ cần sau khi xuất tinh lại thu hồi vào trong bụng thì cũng coi là không phạm giới, cho nên các Lạt Ma trong Mật tông nếu là người tu thành Minh điểm và Bảo bình khí thì cũng có thể sống chung hành dâm với người nữ. Nếu cùng người nữ dâm lạc mà có thể nói cho người ấy biết tu chứng cảnh giới Tứ hỷ của Lạc Không bất nhị thì tức là lợi sinh, không phải là hành dâm. Đây là điều mà tất cả các đại phái của Mật tông Tây Tạng đều nhất trí quan niệm như vậy. Cho nên, Mật tông chủ trương rằng: “Tất cả các đạo lý như khí lên xuống đều buộc phải hiểu rõ hoàn toàn, nếu không bất cộng pháp của Mật tông vô thượng cũng không được nghe. Cho nên, việc tu trì pháp này vô cùng quan trọng, nếu không tu pháp tất cả khí lên xuống, thì chẳng khác gì không vun gốc mà đòi cành lá xanh tốt, đâu có thể được?” (62-295) Tông Khách Ba cũng nói như vậy. Quý vị độc giả muốn biết chi tiết, hãy đọc cuốn “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận” do Tông Khách Ba viết, được Hoàng giáo Mật tông phong là vật chí bảo, không được khinh dị truyền cho những hành giả Mật tông sơ học thì sẽ biết ngay.
Cái Vô thượng Yoga của Lạc Không bất nhị là pháp nói về việc sau khi thụ quán đỉnh thứ tư thì hợp tu với thượng sư, được thượng sư chỉ đạo tại chỗ (Theo như chương trước, trong Hoàng giáo, khi làm lễ quán đỉnh thứ tư, thượng sư cùng chín vị Minh Phi thực hành và chỉ đạo đệ tử, sau đó lúc đệ tử và chín vị Minh Phi thực hành thì thượng sư lại đứng bên chỉ đạo chi tiết hơn), sau đó tự mình cùng các Minh Phi hợp tu. Nếu là nữ hành giả Mật tông thì sau khi làm quán đỉnh thứ tư, lại phải tìm nam hành giả (gọi là Dũng Phụ) để hợp tu, gọi là Vô thượng Yoga “Lạc Không bất nhị, Lạc Không song vận” – tinh tấn tu hành pháp môn tức thân thành Phật. Chi tiết về pháp tu này sẽ được nói rõ hơn từ Tiết 6, ở đây tạm không thuật nữa.
ĐỨC BẢN TÔN HOÀNG TÀI BẢO THIÊN Chủng tử tự: DZAM Tâm chân ngôn: OM DZAMBHALA DZALEN DRAYA SOHA/
Trong Kim Cương thừa có Đức Zambhala, Hoàng Tài Bảo Thiên, Ngài đã phát nguyện rằng ngoài sự giàu có về mặt tâm linh, nếu chúng ta hướng tâm đến Ngài thì Ngài sẽ giúp chúng ta viên mãn mong cầu về mặt vật chất. Bản Tôn Hoàng Tài Bảo Thiên không phải là vị thần ban tài lộc thế gian thông thường mà là hiện thân từ bi của chư Phật để giúp đỡ chúng sinh. Tay phải của Ngài trì giữ quả tài bảo, tay trái trì giữ chuột báu tượng trưng cho sự ban ân phúc gia trì và tài bảo cho chúng sinh. Đầu Ngài đội bảo quan an trí ngọc báu Mani, thân khoác thiên y báu, an tọa trên nguyệt luân, hoa sen trong tư thế như ý du hý, chân phải duỗi xuống dẫm lên bạch ốc. Ngài là chủ của các bộ Tài thần Phương Bắc. Tu trì chân ngôn Bản tôn Hoàng Tài Bảo Thiên với Bồ đề tâm, bố thí hoằng pháp lợi sinh có thể tiêu trừ nghiệp nghèo khổ, tăng trưởng kinh tế, tài bảo, phúc đức; an tâm thuận tiến trên con đường tự lợi, lợi tha. Khi trì tụng chân ngôn này chúng ta hãy quán tưởng Đức Hoàng Tài Bảo Thiên hiện diện trong hư không ở trước mặt, tay trái Ngài cầm một con chuột ngậm ngọc quý Mani và chúng ta cầu nguyện cho tất cả những người còn phải chịu cảnh nghèo khó, đau khổ sẽ nhanh chóng viên mãn đời sống vật chất, trong đó có cả bản thân mình.
Nghệ sĩ Kim Cương là con nhà nòi sân khấu, là người dựng nên sân khấu kịch Kim Cương với bộ máy nhân sự lên tới 70 gia đình nghệ sĩ đã gửi "chén cơm" của gia đình tới người đàn bà tài sắc vẹn toàn này.
Cuộc trò chuyện của tôi với nghệ sĩ Kim Cương - giống như một người bạn cùng thế hệ - bởi sự trẻ trung, bộc trực, chân thành nhưng không kém phần hồn hậu, khiêm nhường.
Thi thoảng Kim Cương lại dừng cuộc trò chuyện của mình lại và dặn dò tôi: "Chi tiết này em nhớ đừng viết thật quá, chị có tuổi rồi, không muốn gây hấn với ai, chỉ muốn sống thật bình dị, khiêm nhường giữa cuộc đời này!"
Kim Cương "lạ" vì có tâm hồn mãi mãi tuổi đôi mươi, "lạ" vì sự trẻ trung toát ra một cách tự nhiên và chân thật không cần phải diễn, phải gồng. Kim Cương luôn xưng "chị" và "em" với thế hệ sau và không cần phân biệt khoảng cách tuổi tác. Từ "lạ" đến "gần gũi" là cảm xúc đầu tiên khi bất cứ ai trò chuyện cùng nghệ sĩ nổi tiếng này.
Dù ở thế hệ rất xa với thế hệ mà nghệ sĩ Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng, Kiều Chinh đã làm mưa làm gió trên sân khấu, màn ảnh nhưng chỉ cần vào google gõ tên những nghệ sĩ ấy, những tấm ảnh đen trắng của những mỹ nhân không ngai ngày ấy, tôi vẫn cảm thấy xốn xang như thể họ chưa thuộc về hôm qua, về thế hệ đã xa một thời còn vang bóng.
Nét đẹp kinh điển của Thẩm Thúy Hằng, Kiều Chinh, Kim Cương … thực sự là một tượng đài nhan sắc Việt thời điểm ấy! Tượng đài dù có rêu phong nhưng đường nét thì vẫn làm sống dậy trong hồi ức của những người sinh ra và lớn lên ở thế hệ mà tất cả nguồn sống tinh thần chỉ tập trung vào … sân khấu, màn ảnh!
Cố giáo sư Trần Văn Khê từng nói về nghệ sĩ Kim Cương thế này: "Với tôi, Kim Cương không chỉ là một kỳ nữ của sân khấu mà còn là một nữ hoàng, bởi vì chỉ có nữ hoàng mới có thể tạo nên, gìn giữ và xây dựng, bảo vệ được ngai vàng của mình. Đó là triều đại kịch nói Kim Cương và ngai vàng nghệ thuật sân khấu.
Bởi Kim Cương hội tụ đầy đủ yếu tố: Tài, sắc, trí, uy, vũ, dũng, nhân … bởi thiếu bất kỳ yếu tố nào sẽ không bao giờ có thể có được vương triều kịch nói Kim Cương. Một vương triều tồn tại mấy chục năm trên thực tế mà không hề có đổi ngôi hay thoái vị."
Có rất nhiều người tò mò không biết ở cái triều đại ấy, những người tài sắc vẹn toàn, "người tám lạng, kẻ nửa cân" như Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng thì họ giao lưu với nhau như thế nào và có phân chia "cao thấp" về đẳng cấp về vị trí của mình trên sân khấu và phim ảnh hay không? Kim Cương không chỉ là người đàn bà diễn xuất con nhà nòi, diễn xuất không phải dạng vừa, lại là bà chủ của nguyên một sân khấu kịch nói và một Hãng phim điện ảnh Kim Cương nữa!
Khi hỏi về điều "tế nhị" này, Kim Cương thật thà tâm sự: "Để mời được nghệ sĩ Thẩm Thúy Hằng và Kiều Chinh vô phim, Kim Cương sẵn lòng đóng vai phụ và vui sướng hạnh phúc khi thấy Thẩm Thúy Hằng vào vai, vui sướng khi nữ diễn viên chính được tỏa sáng.
Với Kim Cương, có được sự "gật đầu" của những nghệ sĩ nổi tiếng nhất thời bấy giờ là một vinh dự lớn, ở địa vị bà chủ đoàn kịch, hãng phim Kim Cương khi ấy đã chóng quên đi bản ngã của một nghệ sĩ cũng thăng hoa rực rỡ trong những vai diễn chính cùng thời để đóng một vai phụ hoặc lui về hàng ghế khán giả cũng vui sướng vô cùng."
Những nghệ sĩ ngang cơ khi đó cũng khó tránh khỏi sự "cạnh tranh" ngầm về vị thế, nhất là báo chí ngày đó cũng có những cuộc phân tích mổ xẻ khốc liệt về nhan sắc, diễn xuất, tài năng vv … để chọn ra người hoàn hảo nhất. Và nếu như Thẩm Thúy Hằng chiếm sóng ở vị trí mỹ nhân đẹp nhất màn ảnh, út Bạch Lan là nghệ sĩ cải lương hay nhất, thì Kim Cương lại là nghệ sĩ thân thiện được cảm tình của độc giả nhất! Cái bình chọn tưởng vô thưởng vô phạt nhưng lại như dòng nước mát lành chảy qua cuộc đời bà những lúc bỏng rát vì cô đơn, mỏi mệt, trống vắng và mất mát đè nặng tâm hồn.
Thẩm Thúy Hằng nhỏ hơn Kim Cương 5, 6 tuổi gì đó. Thời hoàng kim, hai người là hai thế giới mà không thân nhau nhưng không bao giờ gây gổ! Có lần Kim Cương bộc trực tâm tình vui vẻ với người đẹp Bình Dương Thẩm Thúy Hằng: "Bà cứ yên tâm là tui với bà trong tình yêu sẽ không đụng nhau, mấy ông đã lựa "gout" của bà thì sẽ né tôi và ngược lại!"
Kim Cương cũng kể thêm về những cuộc tâm tình với Thẩm Thúy Hằng: "Tôi và Hằng ở hai hoàn cảnh và vị thế khác, không nên đem lên bàn cân so sánh như cách những nhà báo thời bấy giờ từng làm, dễ khiến nghệ sĩ nổi lên lòng tự ái với những khen chê. Thẩm Thúy Hằng là diễn viên tay ngang nhưng có nhan sắc trời phú mà Kim Cương thừa nhận rằng không thể so sánh, Kim Cương thì diễn xuất con nhà nòi và nhan sắc cũng tàm tạm mà thôi."
Kim Cương cười, nụ cười đẹp của bà chuyển từ thời thanh xuân sang xế chiều, vẫn giữ được nét cuốn hút. Bà chia sẻ: "Thời ấy, nhan sắc của Thẩm Thúy Hằng dường như không có đối thủ. Và những người mê nhan sắc của Thẩm Thúy Hằng đều là những người đàn ông "tâm tài vẹn toàn" khiến bao phụ nữ mơ ước. Có lần trêu Thẩm Thúy Hằng, Kim Cương cười bảo: "Nhan sắc của Elizabeth Taylor khiến đàn ông thế giới chao đảo, nhan sắc của Thẩm Thúy Hằng khiến đàn ông Việt Nam chao đảo.
Nhưng khi hỏi về sự thân thiết của người đẹp Bình Dương và nghệ sĩ Kim Cương thời đỉnh cao như chị em, Kim Cương cười bảo: "Đến độ tuổi này rồi thì sự chân thật là điều đáng quý, chuyện đã qua lâu rồi, Tôi và Hằng sau này mới là bạn của nhau khi đã nếm đủ vinh quang và cay đắng trong đời! Trước đó, chúng tôi "biết nhau" chứ không "chị chị em em" như một số người vẫn lầm tưởng. Vì sau ánh hào quang sân khấu thời nào cũng thế, thật khó tìm được sự đồng cảm khi cả hai đều có cái tôi mãnh liệt và đều là những cái tên được công chúng đánh giá cao thời đó.
Mãi sau này khi danh vọng, tiền tài đã qua thời kỳ đỉnh cao, khi mà cả Kim Cương và Thẩm Thúy Hằng đã chinh phục những đỉnh cao nhất của chính mình, họ mới có dịp là bạn của nhau, vui buồn dễ chia sẻ vì như Thẩm Thúy Hằng nói: "Bây giờ sân khấu ngày ấy chỉ còn tôi và Kim Cương sau biết bao hỷ nộ ái ố thăng trầm … vì nhiều người đã về cát bụi!
Nhắc đến Thẩm Thúy Hằng, Kim Cương cũng chia sẻ thêm: "Thẩm Thúy Hằng hiện có đời sống yên tĩnh tu tập và ăn chay trường, chính Kim Cương cũng ít gặp trừ khi có dịp nào hội ngộ nhóm bạn cùng thời."
Những ai yêu văn chương, thi ca hẳn đều thuộc lòng hai câu thơ trong bài thơ "Con mắt còn lại" của thi sĩ Bùi Giáng:
"Còn hai con mắt khóc người một con
Còn hai con mắt một con khóc người".
Thuộc thơ Bùi Giáng thì nhiều người thuộc vì thơ Bùi Giáng được cất lên từ âm nhạc của Trịnh Công Sơn tạo nên những thanh âm chất chứa bùi ngùi tự sự của một trái tim cô đơn và bất lực trong tình yêu đơn phương có phần kỳ quặc và điên rồ của cố thi sĩ. Điều thú vị hơn khi nhân vật trữ tình trong bài thơ nổi tiếng này không hề điên mà nàng lại là một kỳ nữ sân khấu: Kim Cương.
Yêu như Bùi Giáng, lại yêu đơn phương mà Kim Cương chịu đựng suốt 40 năm, chỉ đáp lại ông bằng "tình người" nhưng có lẽ với Bùi Giáng, vậy là đủ. Kim Cương kể lại: "Bùi Giáng khi điên, khi tỉnh. Trên người luôn đeo lỉnh kỉnh lon sữa bò, nải chuối và rách rưới rối bù đến nhà tôi. Gọi cửa chưa có ai ra mở ông sẽ tiện tay lấy đá hoặc rác chọi vô nhà."
Bà Bảy Nam (mẹ đẻ nghệ sĩ Kim Cương, PV) từng hốt hoảng vì Kim Cương không chỉ có ông Bùi Giáng si tình mà có tới 7, 8 ông cũng tình trạng "nửa điên nửa tỉnh" khi thì lao lên sân khấu, khi thì lẽo đẽo theo về tận nhà, khi thì đón giữa đường. Bà Bảy Nam than với con gái: "Con có dòng điện thu hút những người mắc bệnh điên sao mà họ tìm con cả … chục lão như vậy thế con?!"
Nhưng trong hàng chục lão đầu tóc rối bù ăn mặc rách rưới và rất có vấn đề si tình Kim Cương thì bà lại chú ý đến Bùi Giáng hơn cả. Vì bà cảm động trước tình cảm thực sự nơi ông, khi mê, khi tỉnh cũng đều thực lòng, không đòi hỏi, lợi dụng hay sàm sỡ gì bà. Tình cảm đơn phương nhưng ông luôn được Kim Cương đáp lại bằng trái tim của vị bồ tát, của một người thân giữa quán trọ nhân gian tấp nập người đến kẻ đi này.
Vì thế, những khi Bùi Giáng bị điên, gây gổ ngoài đường bị đưa vào trại thương điên hay đến đồn cảnh sát, Bùi Giáng cung cấp cho cảnh sát số điện thoại của Kim Cương với lời khai dí dỏm: "Đây là số điện thoại của mẫu thân Kim Cương, các anh gọi mẫu thân tôi đến chuộc tôi về đi." Cuộc đời Kim Cương – trái tim không chỉ dành để đau cho cuộc tình của chính mình mà còn để thương cho cuộc tình đơn phương bất lực của Bùi Giáng, dăm lần bảy lượt đến nhà thương, đến đồn chuộc ông Bùi Giáng về. Trải qua những nỗi đau bị phụ bạc, dang dở trong tình cảm lứa đôi, Kim Cương không nỡ làm khổ một con người thật lòng như Bùi Giáng, dù bà chưa từng yêu ông.
Bùi Giáng không phải gã điên tứ cố vô thân mà con của gia đình danh gia vọng tộc ở miền trung. Anh trai Bùi Giáng là bác sĩ nổi tiếng thời bấy giờ. Kim Cương được anh trai thi sĩ Bùi Giáng tin cậy gửi gắm, thậm chí khi ông chết, bà đứng ra lo liệu tang lễ cho ông như một người thân trong gia đình.
Bản thân Bùi Giáng cũng du học ở nước ngoài về và làm công việc giảng dạy môn Văn ở một trường đại học. Giai thoại về cái sự "điên" và thăng hoa của Bùi Giáng thì nhiều không kể xiết. Nhưng Kim Cương kể, có hôm đang giảng cho sinh viên nghe về thơ Kiều, Bùi Giáng xúc động quá khóc nức nở, sinh viên nghe ông giảng hay và cảm động quá cũng khóc theo ông. Ông vô nhà vệ sinh rửa mặt, học sinh nghĩ ông sẽ vào dạy tiếp nên cứ ngóng ông, sau mới biết là khi ông vô nhà vệ sinh rửa mặt xong ông bỏ về nhà và … ngủ!
Như cách ông làm thơ vừa ngông vừa giễu đời:
Ta cứ tưởng trần gian là cõi thật!
Thế cho nên tất bật đến bây giờ …
Cuộc đời ông cứ "điên" rồi lại "tỉnh" suốt bốn mươi năm một mối tình. Ông đâu biết rằng dù mình yêu đơn phương nhưng như Kim Cương chia sẻ, bà học được ở ông nhiều điều, nhưng bài học đắt giá nhất mà một người đàn bà nghệ sĩ tài sắc vẹn toàn nhưng lận đận tình duyên như Kim Cương học được ở ông là: "Dù giàu hay nghèo, trẻ hay già, điên hay tỉnh, mỗi con người đều cần một mối tình để sống …"
Từng nổi danh một thời và là một tài năng sân khấu, điện ảnh như thế nhưng ở tuổi xế chiều, Kim Cương nhắc về hào quang trong quá khứ bằng sự trân trọng, khiêm nhường và từ tốn của một người tu tập. Trong căn nhà của bà, tượng Phật lớn được đặt ngay cửa ra vào. Bà mua hẳn tủ kính lớn để bày các bức tượng nhỏ bằng bàn tay. Ở ngoài đường ồn ã là thế nhưng khi bước vào phòng khách nhà Kim Cương, chỉ còn sự ấm cúng, yên tĩnh và giản dị như con người của bà.
Kim Cương rất ngại đụng chạm, gây hấn hoặc dùng những từ ngữ bóng bẩy khi nhắc về thành tựu bản thân mình đã đạt được, những vinh quang mình đã trải qua.
Trong những câu chuyện tình, đặc biệt là với nhà báo Trần Trọng Thức, chồng cũ của bà, bà vẫn đau vẫn giận ông vì cuộc chia tay năm nào. Nhưng sau đó bình tĩnh lại bà lại "nhận phần lỗi về mình" thay vì "đổ lỗi" như cách nhiều người thường làm hậu ly hôn. Bà cho rằng việc dũng cảm nhận lỗi cũng là một việc làm đúng đắn, điều ấy giúp bà có nhìn nhận lại bản thân mình sâu sắc hơn, tránh làm tổn thương người khác.
Khép lại cuộc trò chuyện thú vị với Kim Cương, với những mối tình không trọn vẹn để lại trong tim bà những vết xước mà thời gian đã chữa lành. Những vai diễn đã vực dậy kinh tế, danh tiếng của bà và đoàn kịch, hãng phim tên tuổi.
Ở tuổi xế chiều, Kim Cương dành trọn niềm vui bên con cháu trong ngôi nhà đã gắn bó 60 năm đi về cùng những hoạt động thiện nguyện đáng trân trọng. Ở bên bà, lắng nghe sự chân thật của một trái tim với đầy đủ hỷ, nộ, ái, ố đong đầy… mà cứ ngỡ giai thoại ấy của một tuyệt sắc giai nhân ở phương trời nào, ngỡ đâu giai nhân lừng lẫy một thời ở ngay trước mắt!
Ngài Dzambala Hoàng Thần Tài là vị thần tiêu biểu nhất trong năm vị thần về giàu có, thịnh vượng. Ngài tượng trưng cho lòng bi mẫn của Đức Phật và Bồ Tát cứu giúp chúng sinh thoát cảnh đói nghèo vì kém may mắn dẫn họ đến giàu có, được biết đến với tên gọi Kybera (trong thần thoại Hindu).
Nguồn gốc Ngài Dzambala Hoàng Thần Tài
Hoàng Thần Tài (tiếng anh: Yellow Wealth God, tiếng phạn: Jambhala hay Dzambhala) được cho là một hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm hay Đức Chenrezig, Vị Bồ Tát của lòng từ bi.
Có 5 vị Thần tài: Hoàng Thần tài, Bạch Thần Tài, Hỏa Thần Tài, Hắc Thần Tài, Lục Thần Tài với thực hành và câu chú khác nhau để giảm sự thiếu thốn và đem đến sự sung túc. Trong đó Dzambhala là Bậc bảo hộ của tất cả các dòng truyền thừa, giải thoát chúng sinh khỏi mọi bệnh tật, khó khăn. Jambhala là một vị Bồ Tát về tài lộc, của cải vật chất và tinh thần cũng như nhiều thứ khác, đặc biệt là đem đến sự sung túc, sự giàu có về tài chính.
Theo truyền thuyết, khi ở núi Grdhrakuta, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng dạy kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa, một số ma quỷ đã đến quấy phá bằng cách lắc và làm sụp đổ ngọn núi. Lúc này, Hoàng Thần Tài đã thể hiện và bảo vệ tất cả khỏi những sự sụp đổ đáng sợ đó. Và từ đó Đức Phật đã ủy thác cho ông nhiệm vụ giúp tất cả chúng sinh vượt qua đói nghèo và trở thành người bảo vệ Pháp vĩ đại trong tương lai.
Biểu tượng của Ngài Dzambala Hoàng Thần Tài
Ngài Dzambala Hoàng Thần Tài có hình thức hung dữ và mạnh mẽ để che chở cho chúng ta những cảm xúc tiêu cực và nghiệp xấu. Hình tượng Ngài Dzambala hoàng thần tài thường xuất hiện với nước da màu vàng, trán phình to, đôi lông mày dày đặc và đôi mắt mở to, có râu mép râu dê và mái tóc dài, bụng to ngồi trên chiếc bệ hoa sen với tư thế bán kiết già.
Thân trên của ngài để trần, cổ đeo chuỗi ngọc trai và mặc một cái áo choàng rất đẹp. Ngài Dzambala đội một chiếc vương miện Phật năm cánh được đính nhiều ngọc và đá quý được bảo vệ bởi bởi hai dây đai: một cái phía sau của đầu và một cái khác xung quanh đầu. Tay phải của ngài giữ ngọc như ý quý hiếm, tay trái giữ con chuột đang ngậm tiền và đá quý, biểu tượng cho nguồn cung cấp sự giàu có vô tận.
Thờ cúng Ngài Dzambala Hoàng Thần Tài sẽ được phật pháp độ trì cho gia chủ như thế nào?
Thờ cúng Ngài Dzambala Hoàng Thần Tài sẽ giảm thiểu những bất hạnh, chướng ngại, đem lại may mắn và tài lộc cho gia chủ, giúp chúng ta có được nguồn tài chính ổn định để sống hạnh phúc. Thường xuyên tụng niệm thần chú Hoàng Thần Tài sẽ giúp chúng ta không những gia tăng sự giàu có mà còn được hưởng lượng công đức không giới hạn.
Đối với những người không ngừng trải qua những khó khăn, bất trắc về tài chính do nghiệp xấu trong quá khứ thì thờ Ngài Dzambala Hoàng Thần Tài chắc chắn sẽ là nguồn hỗ trợ tốt nhất.
GNO - Hầu như bất kỳ Tăng Ni, Phật tử Việt Nam nào trong đời cũng đã từng đọc qua hay từng trì tụng minh chú. Có thể nói, như thế, họ đã bước đầu đến với Mật tông, có duyên với Mật tông, dù người Tây Tạng vẫn cho rằng trì chú không hẳn đã tu Mật tông
Những hành giả Việt Nam bên ngài Sangsa Rinpoche tại Nepal
Mặc dầu hầu hết các dòng truyền thừa của Phật giáo Việt Nam từ xưa đến nay đều bắt nguồn từ Thiền tông, song pháp tu hàng ngày của Tăng Ni, Phật tử lại thường bao gồm cả Thiền - Tịnh - Mật.
Trong truyền thống tu tập tại các chùa, Mật tông chủ yếu được thể hiện trong hai thời khóa tụng và nghi thức cúng cô hồn - đặc biệt là trai đàn chẩn tế, cũng như sự trì niệm của mỗi cá nhân. Những nghi thức này chịu ảnh hưởng chủ yếu từ Đông Mật (Trung Quốc, Nhật Bản), được xem là hệ Tantra cấp đầu tiên của Tây Tạng (Kriya-Tantra), sự hành trì chủ yếu liên hệ với các nghi thức ngoại giới, chưa phải cốt tủy của Mật tông Tây Tạng.
Mật tông, hay Kim Cang thừa, là giai đoạn phát triển thứ ba của tư tưởng Đại thừa Phật giáo, sau Bát nhã và Duy thức; và Tây Tạng được xem là nơi cất giữ một cách trọn vẹn tinh túy Mật tông Ấn Độ. Mặc dù được truyền vào từ cuối thế kỷ thứ VIII bởi ngài Padmasambhava (Liên Hoa Sanh) và phát triển mạnh vào thế kỷ XI do đóng góp của ngài Atisa, song mãi đến khi Trung Quốc chiếm giữ Tây Tạng vào năm 1959, Mật tông Tây Tạng mới bắt đầu được truyền bá ra khắp thế giới.
Bài viết này là phác thảo bước đầu về Mật tông Tây Tạng (Tây Mật) tại Việt Nam - một phác thảo cho thấy sự thịnh hành của pháp tu này vào thời hiện đại bên cạnh những lối hành trì mang tính truyền thống của Phật giáo nước ta.
Những hành giả Việt Nam bên ngài Sangsa Rinpoche tại Nepal
Mật tông vốn truyền vào Việt Nam từ khá sớm. Theo Thiền uyển tập anh, vào thế kỷ thứ VI, ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi, người Ấn Độ, đã đến Việt Nam và dịch kinh Đại thừa phương quảng tổng trì tại chùa Pháp Vân. Đây là một bộ kinh của Mật giáo, và liên hệ rất nhiều đến Thiền.
Vào thời Đinh và Tiền Lê, Mật tông đã khá thịnh hành tại Việt Nam. Những trụ đá được phát hiện tại Hoa Lư, Ninh Bình vào các năm 1963, 1964, 1978 - dựng vào năm 973, thời Đinh; có trụ dựng năm 995, thời Lê Đại Hành - đều khắc bản kinh Phật đỉnh Tôn thắng Đà La Ni (Usnisavijaya dharani), một bản kinh rất phổ biến của Mật giáo, đã chứng minh cho điều đó.
Dĩ nhiên Mật tông thịnh hành tại nước ta không chỉ do mỗi ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi, mà còn từ Phật giáo Chiêm Thành, những Tăng sĩ ngoại quốc và những vị sư Việt Nam thọ học từ Ấn Độ. Trong đó, ngài Mahamaya, gốc Chiêm Thành, thuộc đời thứ 10 của thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, từng theo học với ngài Pháp Thuận - Pháp hành sám và trì tụng chú Đại bi - cũng rất nổi tiếng về pháp thuật. Thiền uyển tập anh cho rằng ông đắc pháp Tổng trì Tam muội, thi triển nhiều pháp thuật khiến cho vua Lê Đại Hành và dân chúng đều nể phục.
Một thiền sư Việt, ngài Sùng Phạm (mất năm 1087), đời thứ 11 của thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, đã đến Ấn Độ chín năm, sau mở trường dạy tại chùa Pháp Vân. Đệ tử của ngài có sư Từ Đạo Hạnh nổi tiếng về phù chú và sư Trì Bát cũng thấm nhuần Mật giáo. Đại Việt sử ký toàn thư cũng ghi chép về một vị Tăng sĩ Ấn Độ, vào năm 1311, đến nước ta, xưng là 300 tuổi, theo Mật giáo, có thể ngồi xếp bằng nổi trên mặt nước. Năm 1318, vua Anh Tông mời một Tăng sĩ Ấn Độ, tên Ban Để Đa Ô Sa Thất Lợi đến dịch một bộ kinh Mật giáo tên là Bạch Tán Thần chú kinh.
Thiền uyển tập anh còn cho thấy, trong thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi còn có những vị thiền sư khác giỏi về Mật tông, như: Vạn Hạnh (- 1068), Thiền Nham (- 1163), v.v…
Thủ ấn và đồ hình quán tưởng trong pháp tu cúng dường Mạn đà la tích tụ công đức
Bên cạnh đó, thiền phái Vô Ngôn Thông, dù không nghiêng về Mật tông, song dấu ấn của Mật tông cũng được thể hiện khá rõ, điển hình qua các vị thiền sư Không Lộ, Giác Hải và Nguyện Học. Thiền sư Không Lộ từng cùng với các sư Giác Hải và Từ Đạo Hạnh qua Thiên Trúc học Mật giáo, chứng đắc “lục trí thần thông”. Không Lộ nổi tiếng với câu chuyện hóa duyên (xin đồng) xứ Tống và chữa bệnh lạ cho vua Lý Thần Tông. Thiền sư Giác Hải được biết đến qua câu chuyện thi triển thần thông với đạo sĩ Thông Huyền. Còn sư Nguyện Học chuyên trì tụng chú Hương Hải Đại bi trị bệnh và cầu mưa không khi nào là không linh nghiệm.Như vậy, ngay thời kỳ hoàng kim của Phật giáo Thiền tông, dấu ấn Mật tông vẫn thể hiện rất đậm nét. Ngài Pháp Loa (Nhị tổ thiền phái Trúc Lâm) cũng dành nhiều thì giờ cho việc trì chú. Ngài cũng phân tích và chú thích một kinh văn có khuynh hướng Mật tông là Kim Cương trường Đà la ni khoa chú.
Quy y cảnh dòng truyền thừa Đức Quan Âm Bồ-tát (trong tu tập Guru Yoga)
Tuy thế, Mật tông Việt Nam từ thời kỳ đầu cho đến những thập niên cuối thế kỷ XX, dù có những ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống tu tập của Tăng Ni, Phật tử song vẫn chưa thành lập tông phái một cách rõ ràng cũng như chưa có các dòng truyền thừa chính thức. Trong nhiều thời điểm, Mật tông tại Việt Nam được vận dụng như một phép thuật “quái lạ” khiến cho nhiều người cảm thấy nghi ngại. Đó là đặc điểm cũng như những hạn chế của Mật tông “truyền thống” tại Việt Nam.
Một vài nhân vật tiêu biểu hành trì Mật tông Tây Tạng tại Việt Nam
Mật tông Tây Tạng đặc biệt chú trọng về nghi thức Quán đảnh (wang) và hành giả phải được khẩu truyền nghi quỹ (lung), được giảng dạy nghi quỹ (trid) từ một vị thầy giác ngộ để nhận được ân sủng của dòng truyền thừa. Lễ Quán đảnh được dịch từ chữ “wang” trong tiếng Tây Tạng, nói đến giai đoạn đầu tiên, không thể thiếu sót để bắt đầu hành trì Mật tông. “Wang” có nghĩa đen là “quyền năng”, nhưng trong ý nghĩa là “ban truyền quyền năng”, hàm ý là sự ban truyền quyền năng của trí tuệ từ vị thầy sang đệ tử, cho phép vị đệ tử đó đi vào hành trì tu tập và gặt hái thành quả tu tập, sẽ được điểm nhập vào trong tinh túy của chư Phật. Mật tông Tây Tạng cho rằng hành giả có thể tu chứng quả Phật ngay trong hiện đời, không phải trải qua quãng thời gian lâu xa được tính bằng A tăng kỳ kiếp.
Chỉ xét riêng trên yếu tố này, chúng ta đã thấy có sự khác biệt với pháp tu Mật tông trong các tự viện Việt Nam từ trước đến nay (vốn ảnh hưởng từ Đông Mật) so với pháp tu Mật tông Tây Tạng (Tây Mật). Theo đó, từ thời kỳ đầu khi Mật tông vào Việt Nam cho đến nửa đầu thế kỷ XX, có lẽ chưa có bất kỳ một người Việt nào tu tập theo đúng khuôn mẫu Mật tông Tây Tạng.
Mãi đến năm 1936, một Tăng sĩ Việt Nam đã du hành lên Tây Tạng và được thọ pháp với Lama Quốc Vương danh tiếng. Vị Tăng sĩ được xem là người Việt Nam đầu tiên thọ pháp với Lama Tây Tạng đó chính là Thiền sư Nhẫn Tế. (Cần chú thêm rằng, không ít người hiện vẫn nghi ngờ, không rõ Thiền sư có được truyền dạy Mật tông hay không, và được truyền thụ bởi ai? Hơn nữa, vào thời bấy giờ Tây Tạng còn thực hiện chính sách cấm cửa đối với người ngoại quốc, rất khó có người du nhập, chưa nói là được thọ pháp? Những cứ liệu sơ lược sau đây, chúng tôi y cứ vào Nhật ký Tây du Phật quốc cùng với một số hình ảnh, kỷ vật của ngài hiện vẫn còn lưu giữ tại chùa Tây Tạng, Bình Dương, nơi ngài trụ trì, sẽ ngầm trả lời cho câu hỏi đó).
Đại đức Trí Không (Trái) và một bạn đồng tu người Nepal
Vào tháng 4-1935, Thiền sư Nhẫn Tế từ Sài Gòn đáp tàu đi Ấn Độ. Đến Ấn, ngài tham gia vào Hội Đại Bồ Đề (Maha Bodhi Society) ở Sarnath. Nhờ sự giới thiệu của Hội này, tháng 2-1936, ngài rời Ấn Độ lên Tây Tạng cùng với 4 vị sư Tây Tạng khác. Tháng 6, ngài tới thủ đô Lhasa, ra mắt Thừa tướng và yết kiến Quốc vương Tây Tạng - ngài Bơda Lama (?), 27 tuổi, thế ngôi đức DaLai Lama thứ XIII vừa viên tịch cách đó 4 năm. (Trong Nhật ký đề ngày 6-9-1936, ngài có nói rõ rằng: “Từ bốn năm về trước thì quốc gia cấm ngoại quốc vào nước, cấm hút thuốc, ăn trầu…”, đến khi “tân Lama Quốc Vương kế vị đã bốn năm nay, thì ngài mở cửa cho rước các nước…” ). Ngày 4-10-1936, ngài cầu pháp nơi đức Lama Quốc Vương và được ban pháp danh là Thubten Osall Lama (nghĩa là vòng kim cang huệ nhật).
Mặc dù Nhật ký không ghi cụ thể việc ngài thọ lễ Quán đảnh như thế nào, song có nhiều chi tiết huyền bí rất đáng lưu ý là từ ngày 16-7, ngài đã được “tiếp điển” nhiều lần với một vị La hán (không rõ danh tánh, theo Nhật ký thì ngài vốn có duyên với vị Tổ sư này từ trước), được ngài “chuyền tư tưởng mở cả trí não của bần đạo, làm cho bần đạo đoạt lý tâm kinh, mới biết đó là đại thần chú của Tam thế chư Phật”. Theo đó, ngài đã nhận được ân sủng truyền thừa từ chính vị Tổ sư này và chính thức tu tập Mật tông Tây Tạng trước khi thọ pháp từ Lama Quốc Vương. Việc ngài về nước sớm, theo Nhật ký, là do sự căn dặn của vị Tổ sư kia về “nhân duyên tiếp độ” tại quê nhà, cho dù “nhiều bạn Lama trí thức muốn cho ngươi ở lại Lhasa, nhưng ngày giờ hoằng hóa hầu đã đến”, hơn nữa “Lhasa có nạn”! Ngày 30-10-1936, ngài rời Tây Tạng về lại Ấn, sang Sri Lanka, tháng 6-1937 thì về đến Việt Nam.
Sau khi trở về từ Tây Tạng, ngài đã nhận lời mời trụ trì chùa Bửu Hương và đổi tên chùa thành “Tây Tạng tự”. Không rõ vì lý do nào mà hầu như ngài không truyền dạy Mật tông Tây Tạng cho ai, hoặc giả nếu có truyền dạy thì cũng chỉ hạn chế cho một số ít đệ tử của ngài (?). Theo Nhật ky thì trước, ngay và sau khi gặp vị Tổ sư huyền bí nọ, ngài vẫn luôn ngồi thiền, niệm Phật một cách hết sức chăm chỉ…
Sau Thiền sư Nhẫn Tế đến vài chục năm, một Tăng sĩ Việt Nam khác cũng đã có nhân duyên đi cầu pháp Mật tông Tây Tạng, đó là cố TT.Thích Viên Thành.
Theo lời mời của ngài Đại sứ nước Anh tại Bhutan lúc bấy giờ, Thượng tọa Thích Viên Thành - Viện chủ chùa Hương và chùa Thầy, đã đến Bhutan và thọ pháp với Đức Pháp chủ của quốc gia này, thuộc dòng truyền thừa Drukpa. Được sự gia trì và ban phước của Pháp chủ Bhutan, nên dù chưa trải qua thời kỳ nhập thất và hành trì dài lâu, Thượng tọa vẫn được phép truyền thụ lễ Quán đảnh cho đệ tử nhằm “đem sự thực hành này để phát triển tâm linh cho Tăng Ni Phật tử trong nước”. Vì vậy, năm 1992 được xem là thời điểm đầu tiên Mật tông Tây Tạng có sự truyền thừa chính thức đến Việt Nam do sự truyền dạy của TT.Thích Viên Thành.
Dù vậy, sự truyền bá Mật tông Tây Tạng của cố Thượng tọa vẫn có ít nhiều điểm khác biệt so với sự thực hành theo đúng với khuôn mẫu, điển hình như việc trì tụng chú Đại Bi, Chuẩn Đề - hai câu chú này vốn không được truyền thừa trong các dòng phái Tây Tạng; tại Tây Tạng, người ta chỉ thực hành thần chú của Quan Thế Âm Thập Nhất Diện và các pháp Quan Âm khác, vì vậy cho đến nay, vẫn chưa có sự truyền thừa cũng như khảo cứu rõ ràng về hai câu chú ấy. Hơn nữa, việc Thượng tọa viên tịch quá sớm cũng là một mất mát lớn lao cho hàng đệ tử của ngài - họ không thể có đủ thời gian để thực hiện hoàn tất các pháp tu mà ngài đã được truyền thụ. Dù vậy, hơn 16 năm qua, Mật tông Tây Tạng do cố Thượng tọa hướng dẫn vẫn âm thầm bắt rễ trong đời sống của nhiều Tăng Ni, Phật tử, nhất là phía Bắc.
Một Tăng sĩ khác, còn khá trẻ, ĐĐ.Thích Trí Không, sinh năm 1975, hiện là một hành giả Mật tông Tây Tạng hành trì một cách đều đặn và miên mật với những đợt nhập thất hàng năm.
Năm 2000, lần đầu tiên ĐĐ.Trí Không thọ Quán đảnh với ngài Kyabje Kusum Lingpa - nhân chuyến viếng thăm (du lịch) Việt Nam và truyền Quán đảnh cho khoảng 100 Tăng Ni, Phật tử tại TP.HCM. Năm 2003, thầy một mình lặn lội sang Ấn Độ rồi đến Nepal thọ pháp với ngài Kyabje Trulshik Rinpoche và tu tập với ngài 3 tháng. Cuối năm 2003, thầy lại cùng một vị Tăng trẻ khác đến đó tu tập tiếp 6 tháng. Từ đó đến nay, năm nào thầy cũng hướng dẫn một nhóm Tăng Ni, Phật tử đến thọ pháp và tu tập với các Lama Tây Tạng tại Nepal và Ấn Độ, mỗi đợt từ 3-4 tháng.
Hiện ĐĐ.Trí Không tu học theo phái Nyingmapa (Cổ Mật) dưới sự hướng dẫn của ngài Kyabje Trulshik Rinpoche, dù thầy đã thọ pháp với khoảng 20 vị Rinpoche của cả 4 dòng phái Tây Tạng với các bậc thầy nổi tiếng như: Kyabje Kathuk Moktsa, Tulku Pema Wangyel, Rabjam Rinpoche v.v…
Nhìn chung, cho đến nay, sau một số chuyến viếng thăm chính thức và trao lễ Quán đảnh của các Lạt Ma Tây Tạng tại Việt Nam cùng với việc nhiều người thọ pháp với các Lama nước ngoài, Mật tông Tây Tạng đang bắt đầu hưng thịnh tại Việt Nam. Ước tính số người Việt (trong nước) thọ pháp Quán đảnh từ các dòng truyền thừa Tây Tạng hiện nay là vào khoảng 15.000 người, trong đó có khoảng 300 người chính thức sang Nepal, Ấn Độ, Tây Tạng cầu pháp và thọ lễ Quán đảnh, chủ yếu với các dòng Nyingmapa (Cổ Mật - Mũ Đỏ), Drukpa Kagyud (Thiên Long - Mũ Đen), Gelugpa (Mũ Vàng). Và con số này đang ngày càng tăng thêm. Những hành giả Mật tông Tây Tạng tại Việt Nam hiện tập trung chủ yếu ở các vùng như: Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Việt Trì, TP.HCM, Lâm Đồng, Vũng Tàu, Đồng Nai, Cà Mau v.v…
Sơ nét về phương pháp hành trì Mật tông Tây Tạng
Đường vào Mật tông gồm có nhiều bậc. Hành giả trước tiên phải trải qua nền tảng tu tập giáo lý của Tiểu thừa lẫn Đại thừa, rồi mới tiến vào giai đoạn của Kim Cương thừa. Theo lời dạy của Đại sư Tulku Nyima Rinpoche thì: “Ai cũng muốn đi cho nhanh, nhưng phương pháp mau chóng nhất để thành tựu là đừng đốt giai đoạn, cũng đừng nhen nhúm ý tưởng muốn đốt giai đoạn. Vì đốt giai đoạn xong thì sẽ vấp ngã; vấp ngã xong thì uổng phí biết bao thời giờ, cuối cùng sẽ còn đi chậm hơn nhiều kiếp nữa!”
Còn gọi là giai đoạn Ngondro, tức Pháp tu nền tảng hay Pháp tu dự bị.
Trước tiên, hành giả phải tu tập, chiêm nghiệm, thiền quán Bốn bước khởi đầu bình thường và Năm bước khởi đầu phi thường.
Để thực hiện Bốn bước này, hành giả phải dựa trên bốn phép quán niệm, trong Mật tông gọi là bốn phép chuyển tâm, bao gồm:
1. Thân người là quý: ý thức sự hy hữu được thân người để tu thành Phật quả.
2. Thân, tâm và hoàn cảnh đều vô thường: ý thức mình có thể chết bất cứ lúc nào nên cần phải cấp cấp nỗ lực tu trì.
3. Nhân nào quả nấy: ý thức khi mình hành động thiện thì sẽ mang lại kết quả tốt đẹp, còn hành động ác thì kết quả sẽ tai hại - chúng ta có thể tự do xoay chuyển nghiệp của mình.
4. Luân hồi là khổ: ý thức toàn bộ tiến trình sinh tử luân hồi, cho dù chúng ta có tái sinh ở cõi trời hay địa ngục đi nữa, thì chu trình này đều đau khổ.
Tiếp theo, để thực hiện Năm bước, hành giả phải thực hành:
1. Quy y và lễ lạy: Nhằm tạo chỗ dựa vững chắc và thể nghiệm Phật, Pháp, Tăng ngay chính bản thân để tiến tới giải thoát, hành giả phải xưng tụng: Namo Buddhaya, Namo Dharmaya, Namo Sanghaya và lễ lạy năm vóc sát đất.
2. Phát Bồ đề tâm: Hành giả khởi Đại bi tâm, thương xót tất cả chúng sanh đang lặn hụp trong vũng lầy sinh tử, muốn đạt đến trạng thái giải thoát và chứng ngộ Phật quả một cách nhanh nhất để cứu độ họ. Hành giả trì tụng câu kinh Phát Bồ đề tâm để làm mạnh mẽ thêm ý nguyện thiêng liêng, cao cả đó.
3. Thanh tịnh nghiệp chướng: Hành giả sám hối tất cả lỗi lầm từ xưa đến nay theo pháp tu Đệ nhất thanh tịnh tội lỗi với Kim Cương Tát Đỏa - quán tưởng và trì tụng thần chú Bách tự Kim Cang, hoặc lạy sám với 35 vị Phật.
4. Tích lũy công đức: Hành giả muốn chứng quả vị Phật thì phải thành tựu viên mãn Công đức và Trí tuệ, bằng cách cúng dường Mạn đà la - dâng cúng những gì quý giá nhất lên chư Phật, chứng tỏ lòng thành của hành giả hướng dâng trọn vẹn cuộc đời cho sự giải thoát giác ngộ như chư Phật, nhờ vậy mà phát sinh được nhiều công đức.
5. Ân sủng của dòng truyền thừa: Pháp này vô cùng quan trọng. Hành giả hòa nhập tâm mình với tâm của bậc thầy qua pháp Đạo sư Du già (Guru Yoga) thông qua các nghi quỹ và thần chú. Vị đạo sư chính là sự thể hiện hữu hình cụ thể của Phật, Pháp và Tăng nên hành giả phải luôn lễ kính.
Theo pháp tu Tây Tạng, hành giả phải thực hiện các pháp này mỗi pháp là 111.111 lần với tất cả sự chí thành, chí tâm và toàn lực. (Thực ra, con số này đã trừ bớt 10% lơ đễnh, còn lại 100.000 lần). Riêng pháp cuối cùng, hành giả phải trì tụng câu chú của dòng truyền thừa từ 1.300.000 đến 2.000.000 lần, bởi pháp này vốn quan trọng nhất. Tuy thế, người ta vẫn thường gọi pháp này là pháp tu 500.000, dù túc số có nhiều hơn. Pháp tu này chung cho cả ba dòng, riêng dòng Gelugpa (Mũ vàng) có đôi chút khác biệt.
Để hoàn tất pháp tu Ngondro, đối với hành giả nhập thất, phải mất từ 6 tháng đến 1 năm mới xong; những hành giả không nhập thất song vẫn hành trì đều đặn mỗi ngày thì trung bình phải mất đến 3 năm mới xong.
Hành giả tu tập pháp nền tảng, trước tiên cần phải có tâm xuất ly, muốn vượt thoát ra khỏi vòng luân hồi sinh tử (cốt yếu của Tiểu thừa) và phải dõng mãnh phát Bồ đề tâm (tinh túy của Đại thừa). Vì lòng bi mẫn, hành giả phát Bồ đề tâm là vì thương xót chúng sanh, không phải chỉ giải thoát cho riêng mình, mà cần phải đạt quả vị giải thoát một cách nhanh nhất để cứu độ chúng sanh. Phải hội đủ những yếu tố đó hành giả mới xứng đáng là một hành giả Mật tông và mới có đủ điều kiện để tu tập Kim Cương thừa.
Đại sư Tulku Nyima Rinpoche dạy rằng, pháp tu nền tảng hay dự bị này là để: “thanh lọc hóa cái bình chứa, biến bình chứa thành bình tịnh thủy trước đã. Thầy có thể đoan chắc là các con sẽ mau chóng thành tựu nếu chịu khó miên mật, kiên trì hoàn thiện các pháp tu dự bị! Trên con đường tu tập các pháp tu dự bị, thầy bảo đảm là các con sẽ đạt được nhiều kinh nghiệm sâu sắc, có khả năng chuyển hoá mãnh liệt. Đến lúc đó rồi thì các con sẽ trở thành những chiếc bình chứa hoàn hảo để đón nhận những giáo huấn Dzogchen!”
* Giai đoạn phát triển (Kye-rim)
Sau khi được chín chắn qua lễ điểm đạo, chín chắn qua sự hiểu biết và thực hành giai đoạn Ngondro, hành giả tiếp tục được rèn luyện với vị thầy qua một thời gian để làm chín chắn thêm dòng tâm thức để bước vào những giai đoạn mới.
Trong giai đoạn này, hành giả luyện tập thiền quán về một vị Bổn tôn mà mình có duyên hay do thầy chọn. Có hành giả thích những vị Phật hiền, có hành giả thích những vị Phật trong hình tướng hung dữ, tùy theo nghiệp kết nối của họ. Giai đoạn này cũng gọi là thiền quán Bổn tôn.
Cụ thể, hành giả sẽ quán cõi đất này chính là cõi Tịnh độ. Chỗ hành giả tu là cung điện của Bổn tôn. Nơi hành giả ngồi là đài sen, là tòa kim cương của Bổn tôn. Thân, khẩu của hành giả là thân, khẩu của Bổn tôn. Tâm hành giả an trụ trong định không lay động, nhất tâm, an trụ trong tâm của Bổn tôn. Nhờ đó, hành giả chuyển thức thành trí, nhận biết bởi do nghiệp của chúng sanh mà cõi này trở nên bất tịnh, còn đối với nhãn quan của chư Phật thì đây chính là Tịnh độ.
Như thế, hành giả Mật tông lấy kết quả làm con đường. Nghĩa là, sau khi nhận được Quán đảnh, nhận được ân phước của vị Phật, hành giả thiền quán mình chính là vị Bổn tôn đó, thấy mình và Bổn tôn không khác. Không có sự cách biệt giữa một vị Phật xa xôi với hành giả trong cõi này.
Mật tông lợi dụng tất cả những mong cầu, tham vọng nhất của bản ngã để tu tập. Khi bản ngã đó đã là một vị Phật thì hành giả không còn mong cầu gì nữa ngoài việc thiền quán về vị Phật đó. Nhờ được chín chắn và được gia trì bởi một vị đạo sư chứng đạo, việc quán tưởng của hành giả sẽ hoàn toàn không phải vọng tưởng. Bởi vị thầy của họ đã tu như vậy, chứng như vậy, trong hình thức như vậy và truyền trao tri kiến như vậy, nên đệ tử sẽ vâng theo lời dạy của thầy mà được thành tựu y như vậy, linh ảnh vị Bổn tôn giữa thầy và trò hoàn toàn không khác. Dĩ nhiên người học trò phải trải qua thời gian tích lũy công đức, tu hành đúng cách, hành trì miên mật và phải hoàn thiện hết tất cả các pháp môn mà bậc thầy đã chỉ dạy, như thế mới có cơ may tiến tới thành tựu viên mãn.
Khi cung thỉnh Bổn tôn từ cõi trí tuệ của ngài đến để cúng dường và tán thán, hành giả phải tu tập theo Thất nguyện Phổ Hiền (trong Thập nguyện Phổ Hiền), gồm: 1. Đảnh lễ chư Phật; 2. Cúng dường Tam bảo; 3. Sám hối nghiệp chướng; 4. Tùy hỷ công đức; 5. Cầu Phật chuyển bánh xe chánh pháp; 6. Xin Phật ở đời; 7. Hồi hướng công đức. Hoàn thiện giai đoạn này, hành giả cần thực hiện pháp này theo đủ túc số Bổn tôn, tùy theo điều kiện mà chọn nghi quỹ ngắn hay nghi quỹ dài, và tùy theo pháp tu mà túc số có thể từ 6 triệu, 10 triệu, 32 triệu cho đến 100 triệu lần cho mỗi một câu thần chú của Bổn tôn. Theo đó, ở mức thấp nhất, nếu nhập thất, hành giả phải mất từ 1 cho đến 3 năm. Nếu không nhập thất, có thể cả đời hành giả vẫn không thực hiện đủ túc số. Ở những mức độ cao hơn, nhiều vị thầy đã trải qua gần hết cuộc đời trong chốn núi rừng u tịch mới có thể thành tựu được.
* Giai đoạn Hoàn thiện (Dzog-rim)
Thực hiện xong những pháp tu Bổn tôn của giai đoạn phát triển, hành giả sẽ thực hành các pháp tu về kinh mạch và những bài tập thân thể (Tsa-lung - tiếng Tây Tạng; Hathat-yoga - tiếng Ấn) với những thủ ấn của Bổn tôn (thực hành Tsa-lung, Skr: Prana, Nada, Bindu) qua 6 pháp Du-già bí truyền đặc biệt, gồm: 1. Nội hỏa (Tumo) - pháp gốc rễ; 2. Huyễn thân (Gyulu); 3. Quang minh (Odsel); 4. Chuyển mộng (Milam); 5. Vượt trung ấm (Bardo); 6. Chuyển thần thức (Phowa) - nếu hành giả trong đời chưa thành Phật thì có thể thực hiện pháp này để chuyển thần thức về cõi Tịnh độ.
Tiếp theo, hành giả thực hiện những Đại Ấn (Maha mudra), hoặc Đại Toàn thiện (Dzogchen) bởi những pháp tu Du-già bí truyền cao cấp nhất (thông thường là Trekchod và Togal) để nhận biết Tâm Kim cương (Dorje-sem), đạt được Tam thân Phật (Ku-sum). Thành tựu pháp này, hành giả đạt được giác ngộ, tu vô tu tu, chứng vô chứng chứng, tự tại ra vào sanh tử, tự tại tái sanh, tự tại thị hiện và tự tại hóa độ chúng sanh, chứng đắc tập pháp bao la của một vị Phật.
Hầu như bất kỳ Tăng Ni, Phật tử Việt Nam nào trong đời cũng đã từng đọc qua hay từng trì tụng minh chú. Có thể nói, như thế, họ đã bước đầu đến với Mật tông, có duyên với Mật tông, dù người Tây Tạng vẫn cho rằng trì chú không hẳn đã tu Mật tông, mà tu Mật tông nhất thiết phải đúng pháp như người viết đã trình bày ở trên. Pháp Mật tông Tây Tạng, cho dù khó hành trì theo đúng khuôn mẫu, song ngày nay đã có rất nhiều người Việt trong cũng như ngoài nước đang tha thiết hành trì.
Cơ duyên đã đến với những người mong muốn thực hành Tây Mật khi ngày càng có nhiều vị Lama đến hoằng pháp tại Việt Nam, và cũng không khó để tìm đọc những tác phẩm Mật tông Tây Tạng do đã có rất nhiều bản kinh, sách này đã được dịch sang tiếng Việt. Ở giai đoạn cơ bản, riêng tại Việt Nam, hiện cũng đã có khá nhiều hành giả có khả năng hướng dẫn người khác tu tập. Người tu Mật, nếu có duyên hoàn thành giai đoạn này thôi cũng đã đạt được những lợi ích lớn lao, mà theo lời dạy của ngài Tulku Nyima Rinpoche thì: “Nhìn lại toàn bộ pháp tu dự bị (Ngondro), thầy không thấy có cái gì hơn là như vậy được nữa! Không có cái gì có thể… nhanh chóng hơn là như vậy được nữa! Vậy bây giờ muốn tu các pháp tu dự bị để có cơ may tiếp tục tiến tới thành tựu viên mãn hay là muốn mất thêm mấy đại kiếp nữa?”.
Nếu không đủ cơ duyên thọ lễ Quán đảnh và tu trì theo khuôn mẫu Mật tông Tây Tạng, quý vị vẫn có thể trì niệm một số câu chú để đạt được những lợi ích nhất định. Những câu chú này đã được Đức Dalai Lama khuyến khích (cùng với một vài công năng sơ lược), gồm:
1. Minh chú Phật: Om muni muni maha muni ye svaha [ôm mu-ni mu-ni ma-ha mu-ni-dê sô-ha] (Thọ nhận năng lực gia trì của Phật Tổ).
2. Minh chú ngài Quan Âm Tứ Thủ: Om mani padme hum [ôm ma-ni pê-mê hung] (Phát triển tâm từ bi).
3. Minh chú ngài Văn Thù Sư Lợi: Om wagi shvari mum [ôm wa-ghi sô-ri mâm] (Tăng trưởng trí tuệ).
4. Minh chú ngài Kim Cang Thủ: Om vajra pani hum (ôm vai-za pa-ni hum) (...)
5. Minh chú ngài Quan Âm Độ Mẫu Tara: Om tare tuttare ture svaha [ôm ta-ra tút-ta-rê tu-rê sô-ha] (Vượt qua các khổ nạn, tăng cường sức khỏe và tuổi thọ).
6. Minh chú ngài Liên Hoa Sanh: Om ah hum vajra guru padma siddhi hum [ôm a hung vai-za gu-ru pê-ma si-đi hung] (Tăng phước, tịnh hóa nghiệp chướng và nhận được sự gia trì).
Kính chúc quý vị Bồ đề tâm kiên cố!
Thưc hiện bài viết này, người viết đã sử dụng 2 nguồn tư liệu chính (và một số nguồn tư liệu phụ khác):
1. Việt Nam Phật giáo sử luận - Nguyễn Lang (cho phần “Mật tông tại Việt Nam”).
2. Buổi phỏng vấn với thầy Trí Không tại Finôm - Lâm Đồng (chủ yếu cho những phần về TT.Viên Thành và phương pháp hành trì Mật tông Tây Tạng).
Xin chân thành cảm ơn các tác giả và ĐĐ.Trí Không (hiện cùng một số Tăng Ni, Phật tử đang tu tập tại Dehradun, Ấn Độ).
Thế Giới Kim Cương (TGKC) là một trong những thương hiệu hàng đầu Việt Nam chuyên về kim cương và trang sức. Cho đến nay Công ty đã có một đội ngũ hơn 800 nhân viên và hệ thống 100++ cửa hàng phủ rộng khắp toàn quốc. Từ ngày 30/04/2020 TGKC tự hào là thành viên chính thức của Tập đoàn VBĐQ DOJI.
Làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn mỗi ngày.
Chúng tôi đề cao giá trị của sự trung thực, đạo đức, tiêu chuẩn cao, sự phát triển cá nhân và nghề nghiệp thông qua việc không ngừng cải tiến, cố gắng đạt đến sự tốt nhất trong chất lượng sản phẩm và chăm sóc khách hàng nhằm thể hiện sự tận tâm của chúng tôi dành cho Khách Hàng.
Thế Giới Kim Cương hướng đến mục tiêu trở thành thương hiệu kim cương và trang sức uy tín nhất Việt Nam.
Nỗ lực đạt được mục tiêu đề ra về phát triển bền vững, không ngừng mở rộng số lượng cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc. Nỗ lực cung cấp dịch vụ khách hàng tốt nhất nhằm tạo dựng được niềm tin và sự yêu mến của Khách Hàng. Luôn quan tâm và chú trọng đầu tư cho việc đào tạo và phát triển toàn diện nguồn nhân lực. VIDEO