Trẻ em giống như một trang giấy trắng. Những gì được tô vẽ lên đó là những điều trẻ sẽ thể hiện khi trưởng thành. Nếu trẻ được tô vẽ bởi những nét vẽ xấu, nguệch ngoạc thì sẽ phát triển sai hướng. Nếu trẻ được tô vẽ cẩn thận, được uốn nắn từng nét chữ thì sẽ thành người có nhân cách, có ích. Điều đó chứng tỏ giáo dục có vai trò vô quan trọng đối với cuộc đời của mỗi con người. Trọng tâm của sự nghiệp giáo dục chính là việc học. Thế nhưng rất nhiều học sinh hiện nay không hề hiểu được vì sao mình đi học, không rõ mình đi học vì ai, càng không hiểu được giá trị của việc học. Các em không nhận thức được bản thân, không biết sau này mình muốn trở thành người như thế nào, cũng không trân trọng những năm tháng rực rỡ của tuổi trẻ và cơ hội học tập quý báu mà các em đang có, điều này thật đáng lo ngại. Cuốn sách “Học cho ai, học để làm gì” của tác giả Tiêu Vệ do Lê Tâm dịch sẽ giải đáp cho các em học sinh hiểu được ý nghĩa của việc học và khơi dậy tiềm năng học tập, giúp các em trở thành những học trò thích học và học giỏi, đặt nền tảng vững chắc cho con đường đi đến tương lai. Sách được nhà xuất bản Kim đồng ấn hành năm 2020, dày 164tr, khổ 21cm.
Trẻ em giống như một trang giấy trắng. Những gì được tô vẽ lên đó là những điều trẻ sẽ thể hiện khi trưởng thành. Nếu trẻ được tô vẽ bởi những nét vẽ xấu, nguệch ngoạc thì sẽ phát triển sai hướng. Nếu trẻ được tô vẽ cẩn thận, được uốn nắn từng nét chữ thì sẽ thành người có nhân cách, có ích. Điều đó chứng tỏ giáo dục có vai trò vô quan trọng đối với cuộc đời của mỗi con người. Trọng tâm của sự nghiệp giáo dục chính là việc học. Thế nhưng rất nhiều học sinh hiện nay không hề hiểu được vì sao mình đi học, không rõ mình đi học vì ai, càng không hiểu được giá trị của việc học. Các em không nhận thức được bản thân, không biết sau này mình muốn trở thành người như thế nào, cũng không trân trọng những năm tháng rực rỡ của tuổi trẻ và cơ hội học tập quý báu mà các em đang có, điều này thật đáng lo ngại. Cuốn sách “Học cho ai, học để làm gì” của tác giả Tiêu Vệ do Lê Tâm dịch sẽ giải đáp cho các em học sinh hiểu được ý nghĩa của việc học và khơi dậy tiềm năng học tập, giúp các em trở thành những học trò thích học và học giỏi, đặt nền tảng vững chắc cho con đường đi đến tương lai. Sách được nhà xuất bản Kim đồng ấn hành năm 2020, dày 164tr, khổ 21cm.
Theo hướng dẫn thực hiện quy chế thi THPT Quốc gia, từ kỳ thi năm 2019 Bộ GD&ĐT quy định miễn thi ngoại ngữ đối với học sinh có chứng chỉ IELTS 4.0 trở lên và được nhận 10 điểm môn tiếng Anh trong kì thi xét tuyển Đại học.
Vậy nên việc có nên học IELTS hay là không tới đây chắc các bạn đã hình dung được những lợi ích khi sở sữu chứng chỉ IELTS phải không nào.
Học IELTS từ cấp 2 – 3 chính là xu hướng hiện nay được các Cha Mẹ học sinh lựa chọn. Chứng chỉ IELTS được cấp bởi một trong hai tổ chức BC hoặc IDP.
Chứng chỉ IELTS là điều cần thiết cho những ai đang có định hướng làm việc ở môi trường quốc tế hay muốn định cư tại nước ngoài. Nếu hướng đến việc định cư hoặc làm việc thì bạn chỉ cần tham gia thi lấy bằng General.
Còn muốn hướng đến một trình độ cao hơn thì bằng học thuật Academic sẽ phù hợp với bạn bởi nó sẽ được sử dụng ở tất cả các trường hợp xét duyệt.
Với chứng chỉ IELTS, thí sinh sẽ hòa nhập tốt hơn trong môi trường quốc tế và thuận lợi khi làm việc, trao đổi thông tin với đồng nghiệp và cấp trên. Lúc này, chứng chỉ IELTS đóng vai trò là bàn đạp giúp thí sinh thể hiện bản thân tốt hơn và dễ dàng thăng tiến trong công việc hơn.
Lợi thế làm việc trong môi trường quốc tế
Xét tuyển vào trường đại học lớn
Nhiều trường đại học lớn trên cả nước đã áp dụng chứng chỉ IELTS trong quy chế tuyển thẳng. Cụ thể có trường đại học đã thông báo xét tuyển riêng với yêu cầu có chứng chỉ IELTS 6.5:– Hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia.– Có điểm 2 môn thi nằm trong tổ hợp môn xét tuyển của trường (không điểm liệt và không phải môn ngoại ngữ).– Có chứng chỉ IELTS 6.5 trở lên còn thời hạn tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển.
Tìm hiểu thông tin xét tuyển bằng chứng chỉ IELTS của các trường Đại học tại: Quy đổi điểm IELTS sang điểm thi đại học
Bên cạnh việc được miễn học tiếng Anh thì IELTS cũng là chứng chỉ chứng thực khả năng sử dụng tiếng Anh mà nhiều trường đại học áp dụng chuẩn đầu ra cho sinh viên.
Đại học Kinh tế quốc dân: IELTS 4.5
Học viện ngoại giao: IELTS 5.5+
Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông: IELTS 5.5
Săn học bổng, du học nước ngoài
Khi bạn đã tự xác định được việc có nên học IELTS hay không thì việc tiếp theo bạn nên biết đó là để được theo học nhiều trường đại học trên thế giới, thí sinh bắt buộc phải đạt chứng chỉ IELTS từ 4.5 trở lên.
Tuy nhiên, đây chỉ là mức chung, nhiều trường đại học yêu cầu khác nhau thì cần chứng chỉ cao hơn nữa, ví dụ như các trường đại học lớn và có tiếng tại Anh, Mỹ,v.v..
IELTS được nhiều nước trên thế giới công nhận là kỳ thi uy tín nhất. Đây là điều kiện bắt buộc khi nhập cư, tìm việc hoặc du học tại các quốc gia nói tiếng Anh. Có IELTS trong tay, bạn sẽ có cơ hội rộng mở để săn học bổng, du học tại các trường đại học hàng đầu trên toàn thế giới.
Nếu bạn có kế hoạch du học ở các quốc gia nói tiếng Anh như Anh, Úc, Mỹ, Canada, hoặc New Zealand, việc có chứng chỉ IELTS là quan trọng để đảm bảo rằng bạn có khả năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong môi trường học tập.
Do đó, để có thể tiến gần hơn với cơ hội du học nước ngoài và xa hơn nữa là nhận học bổng, thí sinh cần có chính chỉ IELTS có band điểm tầm 6.0-6.5 để có nhận được nhiều cơ hội và học bổng hơn.
IELTS không chỉ phục vụ du học mà còn giúp người có chứng chỉ được thăng tiến trong môi trường làm việc quốc tế. IELTS là chứng chỉ uy tín được sử dụng để kiểm tra trình độ tiếng Anh của người làm việc tại nước ngoài.
Hiện nay, rất nhiều môi trường có yêu cầu bằng tiếng Anh khi xin việc. Khi có chứng chỉ IELTS với mức điểm có thể sử dụng tiếng Anh để giao tiếp trong công việc, thí sinh sẽ được đánh giá cao hơn các ứng viên khác.
Do vậy, có bằng IELTS, sự nghiệp của bạn sẽ mở rộng hơn khi cơ hội làm việc tại nước ngoài hay các tập đoàn đa quốc gia nhiều hơn bởi bạn đã có “tấm vé” thông hành, tự tin làm việc với người nước ngoài.
Tăng khả năng cạnh tranh: Chứng chỉ IELTS giúp bạn tăng khả năng cạnh tranh khi ứng tuyển vào các công ty đa quốc gia hoặc các vị trí yêu cầu sử dụng tiếng Anh thường xuyên.
Mức lương cao hơn: Các nhân viên có chứng chỉ IELTS thường được trả mức lương cao hơn so với những người không có.
Cơ hội thăng tiến: Chứng chỉ IELTS có thể giúp bạn có cơ hội thăng tiến cao hơn trong công việc.
Xem thêm chi tiết: Phân tích cơ hội việc làm khi có bằng IELTS
Quá trình ôn luyện IELTS đòi hỏi sự kiên nhẫn và tính bền bỉ từ người học rất nhiều. Do đó, để chinh phục band điểm cao, người học IELTS cần phải nỗ lực bền bỉ, học hỏi và luyện tập hàng ngày.
Bên cạnh đó, các sĩ tử cần rèn luyện đều cả 4 kỹ năng là Listening – Reading – Writing – Speaking. Điều đó bắt buộc người học phải thành thạo tất cả các kỹ năng nếu muốn đạt điểm overall cao.
Khi thí sinh hiểu rõ những lợi ích khi có được chứng chỉ IELTS, thí sinh sẽ có câu trả lời cho việc có nên học IELTS hay không. Đặc biệt nếu thí sinh thuộc một trong các đối tượng sau đây thì việc IELTS nên bắt đầu một cách nhanh chóng nhất có thể:
Mong muốn nhận học bổng và du học nước ngoài.
Học sinh THPT muốn miễn thi tiếng Anh, đậu vào các trường Đại học top đầu trong nước.
Nhận được một mức lương tốt hơn.
Di cư hoặc định cư tại nước ngoài.
Để đạt được các mục tiêu ở trên, việc có được chứng chỉ IELTS với mức điểm mong muốn không phải là điều dễ dàng. Thí sinh cần phải dành thời gian để ôn luyện kỹ năng và kiến thức để chuẩn bị cho kì thi rất nhiều bởi vì nội dung thi bao quát tất cả 4 kỹ năng.
Đối với các thí sinh không đặt ra những mục tiêu trên, IELTS vẫn là một lựa chọn tốt để chứng minh khả năng và nâng tầm bản thân hơn.
Bất kỳ ai cũng có thể học IELTS, tuy nhiên, những người sau đây nên đặc biệt quan tâm đến việc học IELTS:
Học sinh, sinh viên: Muốn du học hoặc làm việc trong môi trường quốc tế.
Người đi làm: Muốn thăng tiến trong công việc hoặc có cơ hội làm việc cho các công ty đa quốc gia.
Cá nhân: Muốn nâng cao khả năng tiếng Anh và phát triển bản thân.
Có nhiều cách để học IELTS, bạn có thể lựa chọn phương pháp phù hợp với bản thân, bao gồm:
Tự học: Sử dụng sách vở, tài liệu online và các nguồn tài nguyên miễn phí khác.
Tham gia khóa học: Tham gia các khóa luyện thi IELTS tại các trung tâm uy tín.
Kết hợp tự học và tham gia khóa học: Đây là phương pháp hiệu quả nhất để học IELTS.
Với việc tự học IELTS đòi hỏi thí sinh phải có khả năng tự học cao. Thí sinh phải dành nhiều thời gian để tìm tòi kiến thức và tài liệu phù hợp với bản thân mình.
Việc tự định hướng và điều chỉnh bản thân ôn luyện đúng cách cũng là một vấn đề cần phải đặt lên hàng đầu. Vì vậy, khi đã lựa chọn tự học IELTS tại nhà, thí sinh hãy xây dựng một tinh thần ôn luyện vững chắc và tìm nguồn tài liệu uy tín, phong phú và phù hợp với bản thân.
Với việc học tại các trung tâm tiếng Anh, thí sinh cần lựa chọn một trung tâm phù hợp với bản thân để có thể tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất.
Thí sinh có thể tham khảo các khóa học phù hợp với mọi trình độ tại ZIM:
Pre IELTS: cam kết đầu ra 3.5 IELTS
IELTS Foundation: Cam kết đầu ra 4.5 IELTS
IELTS Intermediate: Cam kết đầu ra 5.5 IELTS
IELTS Advanced: Cam kết đầu ra 6.5 IELTS
IELTS Master: Cam kết đầu ra 7.5 IELTS
Hình ảnh lớp học và thi thử Anh ngữ ZIM
Các khóa học tại ZIM đều có đặc điểm chung là:
Giáo trình do các thầy cô giảng viên tại ZIM có trình độ từ 7.5 – 8.5 IELTS biên soạn và không ngừng cập nhật theo các xu hướng mới nhất của bài thi.
Được học thử và hoàn tiền nếu học viên cảm thấy không phù hợp.
Kho tài liệu và video tổng hợp các kiến thức nền tảng trên website.
Với những chia sẻ trên, hy vọng thí sinh đã quyết định có nên học IELTS hay không? Nếu câu trả lời là có, thí sinh hãy bắt đầu thực hiện càng sớm càng tốt để nhanh chóng có được chứng chỉ IELTS và đạt được những mục tiêu xa hơn nữa.
Hoạt động “Vận hành phòng thí nghiệm nước sạch” đã gợi mở cho các bậc phụ huynh góc nhìn phong phú về vấn đề này. Hoạt động được tổ chức bởi iSMART Education theo mô hình giáo dục STEAM, dành cho các bạn học sinh Quán quân và Á quân cuộc thi “
Đến với sự kiện, các em học sinh trong tâm thế của những người chiến thắng từ một cuộc thi Toán-Khoa bằng tiếng Anh; song, thay vì đắm chìm trong vinh quang, các em được khuyến khích tham gia vào một dự án có ý nghĩa xã hội: chế tạo máy lọc nước sạch mini cho cư dân thành phố.
Gần 100 bạn nhỏ chia thành 4 đội, tham gia các thử thách STEAM như: “Giải mã DNA sự sống”, “Nước rút Tangram”, “Vòng tuần hoàn màu sắc”, “Cú chạm kỳ diệu”. Qua đó, học thêm các kiến thức về nước và thu thập nguyên liệu để hoàn thành dự án lớn của mình.
Cơn mưa nặng hạt cuối hè cùng thời tiết khó đoán của Hà Nội không làm chùn bước chân các nhà khoa học nhí. Ngược lại, chính sự bất định của ngoại cảnh và thách thức trong quá trình “lọc nước” càng tôi rèn thêm ý chí quyết tâm của các bạn nhỏ.
Bạn Hoàng Giang chế tạo và sửa máy lọc tới 15 lần mới lọc được màu nước ưng ý, trong khi Thái Hưng (THCS Mai Dịch) chia sẻ: “Con đã làm đi làm lại thiết bị lọc nước nhiều lần tới không thể đếm được”.
Ông Kiều Huy Hòa, Giám đốc iSMART Education khu vực phía Bắc chia sẻ: “Vượt trên ý nghĩa thông thường của một cuộc thi, chúng tôi muốn tạo môi trường cho các em học sinh áp dụng kiến thức của mình vào thực tiễn. Qua đó, nhắn nhủ các em và các bậc phụ huynh ý nghĩa lớn của việc học. Học để lập thân, lập nghiệp nhưng học cũng là để giúp cộng đồng và xã hội đổi mới. Học giỏi không chỉ là điểm số mà là kiến tạo, áp dụng phát triển đời sống”.
Trưởng thành và hoàn thiện bản thân
Trời mưa không phải là khó khăn duy nhất với “biệt đội khoa học”. Các thử thách tại sự kiện cũng “khó nhằn” không kém, đòi hỏi áp dụng kiến thức Toán, Khoa học linh hoạt kết hợp làm việc nhóm, thảo luận, phân công hiệu quả, và trên hết là sự kiên trì bền bỉ.
Làm việc nhóm, xử lý tình huống
Cụ thể như ở trạm “Vòng tuần hoàn màu sắc”, các đội được yêu cầu tạo ra 15 con bướm màu cam nhưng chỉ được cung cấp ít màu vàng, hồng, xanh cùng lượng giấy rất hạn chế. Có nhóm suýt bỏ cuộc vì lỡ dùng gần hết bảng màu mà vẫn chưa “sáng chế” đủ màu cam như yêu cầu.
Hay như ở trạm “Giải mã DNA sự sống”, các bạn phải tạo ra một ly nước với các tầng màu sắc khác nhau dựa trên kiến thức vật lý về khối lượng riêng. Nếu không chuẩn xác trong việc đong lượng đường, nước hay thiếu sự phối hợp giữa các thành viên, sản phẩm sẽ bị hòa lẫn với nhau.
Khó khăn nhất phải kể đến dự án cuối cùng. Những nhà khoa học nhí tự tạo ra thiết bị lọc nước mini với nguồn nước được lấy từ chính con sông Tô Lịch chảy qua thành phố. Với vỏ chai nhựa, cát, sỏi, than hoạt tính…, các bạn bắt tay vào chế tạo thiết bị lọc theo công thức khác nhau và bắt đầu “thất bại” khi nước lọc ra không sạch trong lần đầu thử nghiệm.
Lý giải cho việc “làm khó” các em học sinh, ông Hạ Mạnh Quyết, Trưởng phòng Chuyên môn iSMART Education nhắn nhủ: “Thiết kế độ khó vừa phải cho những hoạt động thú vị là cách tạo động lực phát triển cho các em học sinh. Chính trong những thử thách, các em phát huy được năng lực phân tích, vận dụng kiến thức vào xử lý tình huống; tăng cường kỹ năng làm việc nhóm và sự kiên định, “không chùn bước” trước khó khăn. Ví dụ như không đủ bút vẽ thì có thể dùng chỉ buộc giấy lọc thành hình con bướm, hay lọc nước chưa sạch thì tìm hiểu nguyên nhân, thử và sai nhiều lần để có được thành quả tốt nhất. Đây cũng là cách chúng ta giáo dục một thế hệ sáng kiến, sáng tạo, mạnh mẽ và tự tin”.
“Nhà khoa học nhí” và sản phẩm lọc nước đầu tay
Dường như chính cái “khó” lại đem tới sự thích thú cho các bạn học sinh. Bạn Thùy Linh (THCS Mai Dịch) cho biết thích nhất phần “Giải mã DNA sự sống” vì “Kiến thức này chúng con đã được học trên trường nhưng hôm nay mới có cơ hội trải nghiệm thực tế”.
Chị Tâm, mẹ bé Vân Khánh, học sinh Trường tiểu học Nghĩa Tân chia sẻ niềm hạnh phúc khi nhìn thấy cô bé nhút nhát nhà mình mạnh dạn hơn, vui vẻ tham gia các hoạt động bằng tiếng Anh tại sự kiện cùng các bạn học sinh khác.
Cách thức tổ chức, vận hành các trò chơi, cùng với sự quan tâm của các thầy cô giúp mọi thành viên đều được tham gia, đóng góp công sức vào kết quả chung của cả đội, khép lại một dự án mùa hè ý nghĩa của “Biệt đội khoa học iSMART”.
Đầu tiên, để tôi hỏi trước, theo các bạn, học môn lịch sử để làm gì?
Để biết rõ quá khứ, nâng cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc?
Trong các giáo án của bọn tôi, công việc dạy học thường được phân chia thành giáo dục và giảng dạy. Giáo dục là phần việc tu dưỡng con người còn giảng dạy là truyền tải kiến thức, kỹ năng. Các bạn thấy đấy, những mục đích ta vừa nêu ra đều rơi vào phần giáo dục. Thử đọc cái đề cương ôn tập sử 12 mà xem, bạn sẽ thấy nó chả khác của môn tư tưởng Hồ Chi Minh lắm. Tôi có cảm giác như là đội ngũ giảng dạy môn lịch sử không phải trực thuộc Bộ giáo dục, mà thuộc Ủy ban tuyên giáo trung ương ấy. Rõ ràng là môn lịch sử đang phải nhận những nhiệm vụ, mà tôi cho là, đi hơi xa so với mục đích ban đầu của nó.
Để hiểu rõ hơn về môn sử thì không gì bằng hỏi người trong ngành. Tôi đã hỏi mấy người học chuyên sử, giáo viên dạy sử, và một số bạn thích môn sử một câu này: "tại sao lại chọn môn sử?". Ngoài mấy lý do kiểu"tại thi tạch khối d" hay "vì cô dạy sử rất xinh và dễ thương" thì cũng có những bạn thực sự thích đọc những câu chuyện trong sử, và khi nhận được chồng SGK mới thì quyển đầu tiên rút ra đọc là quyển lịch sử. Cơ mà những trang được đọc hầu hết là những đoạn hành quân, xưng đế, công bốt đốt thuyền. Nếu có môn học về thủy hử hay những cuộc phiêu lưu của sinbad thì chắc hẳn sẽ được yêu thích hơn môn lịch sử.
Không, tôi không phán xét hay châm chọc gì các bạn ấy cả, có 1000 lý do dở hơi để yêu một cô gái, thì sự yêu thích của bạn với môn sử dù xuất phát từ đâu, cũng không thể bị phủ nhận. Cái tôi muốn nói là thậm chí trong những bạn dân sử, nhiều bạn vẫn không thực sự hiểu ý nghĩa của việc học môn lịch sử. Lý do mà các triều đại xa xưa đều phải đặt ra những cơ quan chép sử, lý do mà những nhà sử học dành cả cuộc đời để nghiên cứu những cục đá cũ kĩ
Kinh nghiệm là thứ quý giá, và đắt giá mà ta cần rút ra từ đống hỗn độn của lịch sử. Ta học về một triều đại không phải để biết sinh nhật của một vị vua, mà để đánh giá những quyết định của ông đã đem lại kết quả thế nào. Ta học về một cuộc chiến tranh không phải để biết vị anh hùng của trận đó đã tàn sát được bao nhiêu địch thủ, mà để xem lợi ích nó mang lại có xứng đáng với những tổn thất phải gánh chịu hay không. Kinh nghiệm quý giá, và vô cùng đắt. Thành Troy đã phải tắm máu để học được rằng, ý tốt của kẻ thù không bao giờ là ý tốt. Người Campuchia đã phải trả hàng triệu sinh mạng để biết rằng, tiến thẳng lên xã hội chủ nghĩa khi chưa đủ sức mạnh là bất khả thi. Phương đông đã phải làm nô lệ cả trăm năm để hiểu được rằng, cánh cửa khẩu là không đủ để bảo vệ trước sức mạnh của khoa học công nghệ. Khi tiền nhân đã trả học phí, công việc của chúng ta là không được để lãng phí một chút nào khóa học ấy.
Nãy giờ là tôi đang lọc phần giáo dục ra để tìm cái chúng ta cần giảng dạy trong môn lịch sử, chứ không phải muốn loại bỏ chúng. Lòng yêu nước, tinh thần dân tộc là những món trang trí nên có cho chúng ta, và môn lịch sử vừa vặn là một cây thông phù hợp để trưng chúng lên. Nhưng đừng nhiều quá. Những đứa trẻ chỉ biết cây thông noel bọc kim tuyến sẽ nói rằng: "cây thông là một loại cây hình tam giác, có quả nhiều màu và củ hình vuông có thắt nơ". Chúng sẽ chẳng biết đến loài cây mạnh mẽ, cao lớn vươn thẳng lên trời. Cái nhìn phiếm diện về lịch sử cũng sẽ để lại những hậu quả tương tự. Đọc quyển SGK lịch sử hay hầu hết các tài liệu lịch sử Việt Nam khác, ta đều thấy rõ sự thiên lệch. Chia hai bên trong cuộc chiến thành hai phe địch và ta? được rồi một vài hạt đánh dấu cho dễ phân biệt. Lấy sợi kim tuyến chính nghĩa khoác vào cổ mình? bắt đầu thấy vướng vướng rồi. Cắt xén một vài đoạn ngoài ý muốn? chúng ta đang đẽo cây thông kiêu hãnh thành cây noel rồi đó.
Tôi cho là, nên để lớp trẻ được tiếp cận với lịch sử tự nhiên hơn. Có thể chúng sẽ bớt yêu nước đi một chút, không để avatar cở đỏ sao vàng nữa, nhưng chúng sẽ có sự cân bằng hơn để học hỏi những điều quý giá trong kho báu mà lịch sử để lại.
Tóm lại, cái đống lảm nhảm từ nãy đến giờ là nói về cái nhìn (phiến diện thôi) của mình về môn lịch sử. Bài viết được viết ngẫu hứng nên khá lung tung và sơ sài, các bạn thông cảm nhá :D
Hỏi bất kỳ một đứa trẻ nào, con học để làm gì? Phần lớn chúng sẽ trả lời con học để biết… Bởi ngay từ lúc chúng ta bắt đầu nhận thức, ba mẹ chúng ta cũng chỉ nói, con ráng học cho giỏi nhé!
Còn cao hơn hỏi những sinh viên đang ngồi trong các giảng đường đại học, học để làm gì? Câu trả lời sẽ nhiều hơn, học để biết, học để thi, học để đi làm, với nhiều người bây giờ học chỉ để lấy một tờ giấy có diện tích hơn 20cm2 để thăng chức, để tăng lương.
Không ai có thể sống bằng những gì mình đọc, mình học được trong sách vở và cuộc đời nếu như chỉ có học và học. Chúng ta ai cũng phải sống, phải mưa cầu hạnh phúc và mong muốn thành đạt. Muốn có điều ấy, chúng ta phải làm việc, phải giao lưu với xã hội, hay nói cách khác chúng ta phải khẳng định được giá trị của mình với xã hội. Chúng ta chỉ có thể làm việc tốt, ứng xử tốt với cộng đồng, với xã hội khi chúng ta học với mục đích ấy!
Học để biết? Sai lầm của nhiều thế hệ đã qua. Biết ư? Biết bao nhiêu cho đủ khi biển kiến thức là vô tận, càng học càng thấy mình biết rất ít và cho dù có học cả đời, có làm đúng lời Lê Nin nói là “học, học nữa, học mãi” thì chúng ta cũng không thể biết hết được.
Bao thế hệ qua chúng ta cố nhồi nhét cho học sinh biết thật nhiều, nhiều tới độ không biết sẽ phải dùng nó vào việc gì. Bởi như số phức dạy cho học sinh để làm gì, bởi ngoài mấy người dạy toán, nghiên cứu về toán ra ai dùng thứ đó làm gi?
Từ việc nhỏ, chúng ta luôn nhồi nhét cho con em cái tư tưởng phải học thật giỏi để sau này thành tài. Nhưng thử hỏi có bao em học sinh bậc phổ thông bây giờ biết nấu một bữa cơm, dọn dẹp việc nhà, lao động đơn giản phụ giúp ba mẹ? Việc nhỏ vậy không làm được mong cầu gì việc lớn!
Năm nào chúng ta cũng nằm trong top đầu những quốc gia có học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi Olympic, nhưng thử hỏi hằng năm chúng ta có bao nhiêu công trình khoa học được công bố chứ chưa nói có bao nghiên cứu, có bao công trình khoa học được mang áp dụng vào cuộc sống giúp cho đất nước này thoát nghèo, thoát khổ. Vậy biết để làm gì?
Biết để thi, khổ lắm! Nếu không học những thứ vô bổ ấy chúng sẽ không đỗ đại học và như thế chúng sẽ không có cơ hội được học thêm một vài thứ vô bổ khác rồi kết thúc quá trình ấy là một tấm vé bước vào đời để đi làm, để sống hoặc tồn tại! Có nơi nào một anh bác sỹ, một chuyên gia tài chính và một anh thủy thủ trên tàu được đào kiến thức giống nhau tới hơn 40% không?
Vậy cuối cùng là học để biết hay học để làm?
Ở bậc phổ thông về toán là dạy các em biết cách tư duy kiểu toán học, nếu có điều đó các em sẽ tư duy tốt và sẽ học tốt các môn tự nhiên khác, còn văn cớ gì bắt các em phải trở thành những nhà phân tích, bình luận văn học? Có những tác phẩm người lớn còn bối rối nói gì các em! Nên chăng học văn là để các em biết cách hành văn, biết ứng xử với gia đình, với xã hội! Có nhất thiết phải bắt tất cả các em hiểu Lý Bạch, Nguyễn Du hay các đại thi hào khác nói gì không?
Sao không mượn văn chương để thổi vào các em một tình yêu quê hương đất nước, tình yêu giữa con người với con người, thổi vào các em lòng tự hào dân tộc, khát khao được vươn lên, khát khao được đóng góp xây dựng đất nước. Hay sát thực nhất là tình yêu thương, tính trách nhiệm với gia đình của mình!
Còn bậc đại học, thật buồn cười khi một sinh viên ngành kế toán năm cuối không đủ tự tin đặt bút ghi vào tờ hóa đơn GTGT, không biết chứng từ gồm những gì? Cớ gì khi học môn thị trường chứng khoán phải bắt sinh viên ngồi tính toán xem trong một phiên giao dịch mã chứng khoán này khớp được bao nhiêu và ở các mức giá nào? Làm thế để làm gì khi toàn bộ những thứ đó máy móc đã thực hiện hết, con người dù muốn cũng không phải làm.
Trong khi không biết cái bảng điện tử nó thế nào? Tờ ghi lệnh mua, bán, hủy, sửa nó làm sao? Mở một tài khoản giao dịch chứng khoán thế nào? Sinh viên học gì để lúc ra trường một tờ đơn xin việc viết không ra hồn, đến công ty rồi một công văn đơn giản nhất không biết viết. Có bạn còn tự tin uỵch chữ “Công văn” to tướng làm tiêu đề như “Hợp đồng” hay các loại đơn từ khác!!! Nói ra thì còn nhiều điều buồn lắm với sinh viên nhà ta khi ra trường…
Học không đơn giản chỉ để biết mà điều quan trọng là để làm. Tôi cũng như nhiều người khác không quan tâm trong đầu bạn biết nhường nào thứ, cái đó là của bạn! Điều mỗi nhà tuyển dụng nói riêng và xã hội nói chung quan tâm là chúng ta biến những kiến thức trong đầu ấy thành sản phẩm có thể sử dụng được, áp dụng những kiến thức ấy vào công việc và cuộc sống, làm cho năng suất lao động cao hơn, tạo ra nhiều lợi ích, nhiều giá trị hơn! Còn bạn biết nhiều đấy, nhưng nếu nó cứ nằm ỳ trong đầu bạn phỏng có ích gì?
Doanh nghiệp nào cũng biết họ cần gì ở người lao động để phục vụ tốt nhất cho công việc, nhưng oái oăm họ lại không được yêu cầu nhà trường phải đào tạo như thế nào để phù hợp với nhu cầu công việc! Xưa nay chúng ta mặc định đó là phần việc của các nhà quản lý, của những người làm công tác giáo dục nước nhà. Mà chính xác phải là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, vì đây đâu phải là việc của riêng ai? Nhưng trước khi sự nghiệp cải cách của chúng ta đạt chuẩn, có lẽ người học nên tự thay đổi tư duy, không phải học để biết, học để thi nữa mà là học để làm.
Xác định rằng, học để làm sẽ giúp chúng ta biết phải học những gì, cái gì cần trau dồi, cái gì đúng nghĩa chỉ để biết, giúp người học quan tâm tới việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn công việc hơn thay vì chỉ để ứng phó với kiểm tra hay đơn thuần chỉ là biết. Từ đó giúp chúng ta sau khi ra trường thích ứng nhanh hơn với môi trường làm việc, hòa nhập nhanh hơn với thế giới. Như vậy chúng ta sẽ thành công hơn.
Trong vòng 20 đến 30 năm qua, có sự bùng nổ trên toàn thế giới về số lượng sinh viên rời quê hương đến học tại các cơ sở giáo dục nước ngoài. Điều này rất đúng với Việt Nam.
Một phần là do sự phổ cập Internet, các lựa chọn du học rẻ hơn và tốt hơn, quan trọng không kém, các trường học ở các nước phát triển thích ứng bằng cách tiếp nhận số lượng sinh viên nước ngoài lớn hơn.
Với tư cách một giáo sư từng dạy đại học nhiều năm ở Mỹ, tôi muốn nói về tương lai của việc du học đối với người Việt trẻ. Những suy nghĩ này còn xuất phát từ kinh nghiệm sống và làm việc của tôi tại Việt Nam.
Bối cảnh du học thuận lợi hơn nhưng tiềm ẩn một vấn đề nội tại: du học chỉ để thỏa mãn kỳ vọng hay ước mơ của ai đó, thay vì suy nghĩ kỹ về mục tiêu mong muốn cũng như phương pháp để đạt được mục tiêu đó.
Vì vậy, ý đầu tiên của tôi là đừng quyết định du học chỉ vì bạn đã được mời nhập học. Trong hai thập kỷ qua, các cơ sở giáo dục ở các nước tiên tiến đã tạo ra rất nhiều "chỗ" mới và bây giờ họ cần phải lấp đầy chúng. Chúng ta không nên bắt xe buýt đến một địa điểm không xác định chỉ vì có thể mua vé. Hơn thế, nên nghĩ đến mục đích khi đầu tư khá nhiều thời gian và tiền bạc vào việc này.
Tôi nói vậy không có nghĩa du học là sai. Học ở nước ngoài vẫn có tiềm năng tạo ra cơ hội tốt cho mỗi người trẻ, không chỉ về mặt sự nghiệp mà còn liên quan đến sự phát triển cá nhân. Tuy nhiên, theo tôi, có một thay đổi căn bản đang diễn ra khiến du học không còn là sự đảm bảo cho tương lai nữa.
Hãy nhìn từ góc độ lịch sử. Cơ hội du học ngày càng tăng không tự nhiên xuất hiện, mà là hệ quả của một quá trình lớn hơn, mà các học giả gọi là "đại chúng hóa" các trường đại học. Thuật ngữ này không chỉ đề cập đến sự tăng trưởng nhanh chóng về số lượng và quy mô của các trường mà còn đề cập đến số lượng nhu cầu mà trường đại học đáp ứng. Vào năm 1980, ngay cả những trường đại học nổi tiếng thế giới như Harvard hay Oxford cũng có ít chuyên ngành và khóa học hơn ngày nay rất nhiều.
Bây giờ hãy nhìn từ góc độ kinh tế. Một thực tế rất tương phản trong thế giới ngày nay là tình trạng thiếu lao động ngày càng tăng nhưng tìm được việc làm lại khó khăn hơn. Điều này có vẻ phi lý. Nhưng không phải công việc nào cũng giống nhau. Cạnh tranh để có những công việc đòi hỏi kỹ năng cực kỳ khốc liệt. Du học có giúp được gì không? Có thể có và có thể không. Tôi sẽ nói kỹ ở phần dưới.
Tôi đề xuất chia khái niệm du học thành ba phần nhỏ hơn, mỗi phần có những đặc điểm riêng. Để vui và dễ hiểu một chút, tôi dán nhãn các phần này như độ cay của quả ớt.
Cay nhẹ: Một khoảng thời gian ở nước ngoài để nâng cao kỹ năng cơ bản cũng như tích lũy kinh nghiệm cần thiết để sống tự lập.
Cay vừa: Có bằng cấp cơ bản ở nước ngoài, thường là bằng Cử nhân để khi trở về Việt Nam dễ dàng tìm được việc làm và thăng tiến trong cuộc sống.
Cay mạnh: Có bằng cấp rất chuyên ngành, thường là bằng cấp cao, đòi hỏi một quá trình học tập nghiêm ngặt trong một môi trường khắt khe. Những người hoàn thành khóa học này tìm kiếm phần thưởng cao, nhưng để có được chúng, phải cạnh tranh ở cấp độ cao.
Không có gì sai với bất kỳ lựa chọn nào trong số này. Mỗi người tùy khẩu vị sẽ chọn ăn cay mức độ khác nhau. Tuy nhiên, điều tôi muốn nói là lựa chọn "cay vừa" có thể không phải là lựa chọn tốt nhất trong giai đoạn hậu Covid hiện nay.
Nhiều người nói "cay nhẹ" không mang tới đủ kết quả, trong khi "cay mạnh" nằm ngoài tầm với, nên phải lựa chọn "cay vừa". Tuy nhiên, chúng ta nên biết "cay vừa" chỉ hiệu quả nhất trong thời điểm toàn cầu hóa mở rộng. Mọi thứ bây giờ khó khăn hơn.
Giá để có bằng Cử nhân hiện đắt hơn rất nhiều, đặc biệt ở các nước phương Tây, tấm bằng này thường cực kỳ đắt đỏ. Hơn nữa, ngay cả với chi phí cao như vậy, chưa rõ liệu sinh viên có thực sự học được gì không trong mấy năm ở nước ngoài. Trên thực tế, học phí cao khuyến khích lạm phát điểm số và các nhà nghiên cứu đã lập luận rằng chỉ số ít sinh viên có thành tích và động lực cao nhất (đặc biệt những sinh viên tập trung vào các môn học quan trọng) mới được hưởng lợi từ trải nghiệm du học. Và ngay cả họ cũng không nhất thiết sẽ tìm được việc làm khi trở về. Lựa chọn "cay vừa" vì thế không hẳn là đặt cược an toàn.
Còn với phương án "cay nhẹ", tôi hiểu cha mẹ muốn đầu tư vào thứ gì đó nghiêm túc. Chắc chắn, du học phải khác một kỳ nghỉ. Tuy nhiên, một chương trình giúp người trẻ rèn luyện kỹ năng cần thiết - chẳng hạn như tiếng Anh - có thể mang lại lợi ích lâu dài, đặc biệt nếu học sinh tận dụng triệt để cơ hội đó. Có những trường hợp cho thấy một khoảng thời gian sống và học tập tương đối ngắn ở nước ngoài có thể giúp bạn trưởng thành hơn là bốn năm theo đuổi một tấm bằng, đặc biệt nếu học hành nửa vời.
Một người trẻ tài năng và xác định chi nhiều tiền để du học, nên hướng đến mục tiêu bằng cấp cao - điều mà các nền giáo dục tiên tiến có thể làm tốt hơn. Khi đã quyết định theo đuổi một thứ khó khăn, tốn kém, kết quả đầu ra phải là thứ "cay mạnh" - đáp ứng các công việc ở trình độ kỹ năng rất cao và được săn đón.
Nếu một sinh viên nhận thức đầy đủ các rủi ro và cảm thấy sẽ tận dụng tối đa cơ hội để thành công, tìm kiếm một tấm bằng bậc cao ở nước ngoài mới đáng theo đuổi.