– Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành chủ trì tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng I, sau khi có ý kiến của Bộ Nội vụ về nội dung đề án và chỉ tiêu thăng hạng.
– Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành chủ trì tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng I, sau khi có ý kiến của Bộ Nội vụ về nội dung đề án và chỉ tiêu thăng hạng.
Phần trên chúng tôi đã trình bày khái niệm về chức danh để quý khách hàng hiểu thế nào là chức danh.
Chức vụ là sự đảm nhiệm khi một người có vai trò, địa vị nào đó đặt trong một tổ chức, một tập thể. Ví dụ: Bộ Trưởng….., Phó Thủ tướng chính phủ,… đối với tập thể là đất nước hay tổng giám đốc, giám đốc, … trong một tổ chức nào đó.
Do đó, có thể thấy trong một trường học mà hiệu trưởng chỉ tham gia với nhiệm vụ quản lý, điều hành với vai trò lãnh đạo trường thì hiệu trưởng chỉ là chức vụ. Ngược lại, trường hợp hiệu trưởng tại một trường ngoài chức vụ “hiệu trưởng” và lại tham gia giảng dạy một số tiết học của nhà trường thì có thể hiệu trưởng ở đây có thể hiểu là vừa là chức danh vừa là chức vụ.
Trước khi đi vào tìm hiểu nội dung về chức danh nghề nghiệp được pháp luật định nghĩa như thế nào? Tác giả sẽ gửi tới quý bạn đọc về định nghĩa chức danh được hiểu một cách đơn giản là một vị trí của một cá nhân mà được xã hội các tổ chức thừa nhận như tổ chức nghề nghiệp, tổ chức chính trị, có thể ví dụ như Giáo sư, Phó Giáo sư, Bộ trưởng, Tiến sĩ, Thứ trưởng Bác sĩ, cử nhân, chiến sỹ, Thủ tướng Chính Phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Theo như quy định tại Khoản 1 Điều 8 Luật Viên chức định nghĩa về chức danh nghề nghiệp được xác định là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp. Do đó, Chức danh nghề nghiệp được sử dụng làm căn cứ để thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý, được sử dụng làm căn cứ để thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý Theo quy định của Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về chức danh nghề nghiệp.
Như vậy từ chức danh của một cá nhân ta có thể thấy được những thông tin như trình độ năng lực, chức vị, vị trí trong xã hội cũng như một tổ chức nhất định. Tổ chức này phải được xã hội cũng như pháp luật thừa nhận. Đông thời việc thông qua chức danh ta cũng sẽ thấy được sự quản lý cũng như cách thức có thể tuyển dụng được vào vị trí mà người đang nắm giữ chức danh hiện tại.
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 28 Nghị định 115/2020/NĐ-CP cũng quy định cụ thể tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức gồm các nội dung sau đây:
– Tên của chức danh nghề nghiệp;
– Nhiệm vụ bao gồm những công việc cụ thể phải thực hiện có mức độ phức tạp phù hợp với hạng chức danh nghề nghiệp;
– Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp;
– Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng;
– Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
Theo như quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì chức danh của các cá nhân sẽ gắn liền luôn với chức vụ. Chẳng hạn như giáo viên sẽ có chức vụ giáo viên ngay trong trường học và được công nhận bởi tổ chức là trường học người đó đang làm việc và được xã hội công nhận bởi chức danh người đó là giáo viên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có một số chức danh lại không đi cùng chức vụ và ngược lại.
Khi ghi chức danh trong văn bản, có một số quy tắc cần tuân theo để đảm bảo tính chuyên nghiệp và tránh nhầm lẫn. Dưới đây là một số hướng dẫn cơ bản:
- Bắt đầu bằng viết hoa chữ cái đầu tiên của từng từ trong chức danh, ví dụ "Giám đốc Kinh doanh" thay vì "giám đốc kinh doanh".
- Nếu chức danh có thêm thông tin về phòng ban, đơn vị hay công ty, nên đặt sau chức danh, ví dụ "Trưởng phòng Tài chính" thay vì "Tài chính Trưởng phòng".
- Sử dụng các ký tự đặc biệt để phân biệt các chức danh khác nhau, ví dụ "Phó Giám đốc Điều hành & Chăm sóc khách hàng" thay vì "Phó Giám đốc điều hành và chăm sóc khách hàng".
- Nếu chức danh bao gồm hơn một từ, nên sử dụng dấu gạch ngang giữa các từ để giúp đọc dễ hiểu hơn, ví dụ "Chuyên viên Tư vấn - Bán hàng" thay vì "Chuyên viên tư vấn bán hàng".
Như vậy bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ chức danh nghề nghiệp là gì và cách phân biệt chức danh nghề nghiệp với chức vụ công việc. Mong rằng các bạn đã hiểu đầy đủ về những khái niệm này và áp dụng chúng một cách chính xác trong công việc và giao tiếp hàng ngày. Nếu bài viết này hữu ích với bạn, đừng quên chia sẻ với mọi người.
Lê Ánh HR - Nơi đào tạo hành chính nhân sự uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học hành chính nhân sự online/offline, khóa học C&B, khóa học tin học văn phòng, Khóa học bảo hiểm xã hội, khóa học thuế thu nhập cá nhân chuyên sâu... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.
Để biết thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0904.84.8855 để được tư vấn trực tiếp về các khoá học này.
Ngoài các khóa học hành chính nhân sự chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học xuất nhập khẩu online/offline chất lượng tốt nhất hiện nay.
Thực hiện bởi: LÊ ÁNH HR - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ SỐ 1 VIỆT NAM
Theo Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức thì hạng chức danh nghề nghiệp là cấp độ thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp.
Thăng hạng chức danh nghề nghiệp là việc viên chức được bổ nhiệm giữ chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn trong cùng một lĩnh vực nghề nghiệp. Nhiệm vụ bao gồm những công việc cụ thể phải thực hiện có mức độ phức tạp phù hợp với hạng chức danh nghề nghiệp.
Việc thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và phù hợp với cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Viên chức được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp nếu đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu và đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật.
Kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được tổ chức theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
Chức danh chuyên môn là tên gọi thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp; được sử dụng làm căn cứ để thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
Với chức danh cao, nhân viên sẽ có động lực làm việc, khiến họ cảm thấy giá trị của mình được nâng cao và họ có ý thức trách nhiệm hơn với nghề nghiệp.
Họ cảm thấy an toàn và được tôn trọng hơn nếu họ được tiếp cận và giao tiếp trực tiếp với những người có địa vị cao, đặc biệt là xây dựng danh tiếng của doanh nghiệp đối với nhiều khách hàng.
Trong một doanh nghiệp, mỗi chức danh công việc sẽ phân định rõ ràng nhiệm vụ của từng nhân viên. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ dễ dàng quản lý và kiểm soát năng suất làm việc của mọi người để định hướng phát triển doanh nghiệp tốt nhất. Chức danh cũng là một chính sách tuyển dụng nhằm thu hút và giữ chân những người tài, có năng lực ở lại cống hiến cho doanh nghiệp.
Các tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bao gồm:
Các chức danh trong công ty có thể khác nhau tùy vào kích thước và loại công ty. Tuy nhiên, một số chức danh phổ biến trong các công ty bao gồm: