Bà Trương Mỹ Lan Bị Bắt Bao Giờ

Bà Trương Mỹ Lan Bị Bắt Bao Giờ

Hội đồng xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2 - Ảnh: HỮU HẠNH

Hội đồng xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2 - Ảnh: HỮU HẠNH

Bà Trương Mỹ Lan không đồng ý giao tài sản cho SCB xử lý

Sáng nay, luật sư Phan Trung Hoài (bào chữa cho bà Trương Mỹ Lan) tham gia xét hỏi đối với các bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn (cựu tổng giám đốc SCB), Trần Thị Mỹ Dung (cựu phó tổng giám đốc SCB).

Theo đó, ông Văn cho biết thực tế SCB có giải ngân cho các công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát nhưng sau đó tiền sẽ quay lại ngân hàng.

Theo bản án sơ thẩm, nhóm Vạn Thịnh Phát có tổng cộng 2.184 khoản vay, sau đó một số đối tác đã tất toán thì còn lại 1.243 khoản vay. Trong đó, có hơn 1.200 mã tài sản để đảm bảo cho 1.243 khoản vay. Ông Văn cho biết các tài sản này là tài sản có liên quan đến bà Trương Mỹ Lan.

Tương tự, bà Dung cũng khai rằng từ khi bà làm việc tại SCB thì bà không làm việc với khách hàng nào khác ngoài bà Lan. Bà Dung cho biết bà Lan có đưa tài sản vào ngân hàng, còn tài sản nguồn gốc của ai thì bị cáo không biết.

Trả lời câu hỏi của luật sư, bà Trương Mỹ Lan cho rằng đối với 1.121 mã tài sản Công ty thẩm định giá Hoàng Quân định giá 295.000 tỉ đồng, là chỉ 60% giá trị tài sản.

Bà Lan nói chỉ 4 dự án lớn của bà, Công ty Hoàng Quân định giá đã chênh lệch 190.000 tỉ đồng. Bà Lan cho rằng đối với tài sản là bất động sản chỉ cần bán 10% thì đã được 500.000 tỉ đồng. Đối với tài sản là cổ phần, cổ phiếu chỉ cần bán chưa đến 10% thì đã được 100.000 - 200.000 tỉ đồng.

Bà Lan cho biết bà có đơn xin được tham gia vào việc xử lý tài sản để thu hồi tài sản tối ưu nhất. Bà Lan nói bà có những tài sản không thế chấp ở SCB như dự án 30ha cảng Sài Gòn không vay mượn ở đâu, trong đó cổ đông nước ngoài chiếm 55%; dự án Amigo, dự án Mũi đèn đỏ… Đây là các dự án bà Lan đã đền bù hàng chục năm nay, mua từ những người nhỏ lẻ mới hình thành bộ mặt dự án.

Bà Lan không đồng ý để SCB xử lý tài sản vì bà cho rằng SCB không có kinh nghiệm xử lý tài sản. SCB sẽ xử lý theo quy trình của ngân hàng, phát mãi từng sổ như vậy sẽ trở lại trạng thái như lúc đầu, lãng phí tài sản quốc gia.

Bà Trương Mỹ Lan xin giải tỏa kê biên tòa nhà Timesquare

"Bị cáo xin xem xét lại tội danh tham ô vì bị cáo nghĩ tham ô là phải lấy tiền người ta bỏ vào túi mình, nhưng ở đây tài sản của bị cáo nằm hết ở SCB. Bị cáo muốn làm rõ số liệu chi tiết để những người như bị cáo không bị oan sai" - bà Lan nói.

Bị cáo Chu Lập Cơ tại phiên tòa - Ảnh: HỮU HẠNH

Bà chủ Vạn Thịnh Phát cho rằng SCB là ngân hàng, hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng chứ không phải là công ty TNHH, bà chỉ là cổ đông chứ không tham gia điều hành.

Tuy nhiên, cơ quan tố tụng buộc bà phải chịu trách nhiệm đối với 91% cổ phần SCB thì bà chấp nhận.

Bà Lan cho biết trong 91% cổ phần SCB có cổ phần của các cổ đông nước ngoài, nhưng bà bị xét xử họ không ra mặt vì lo ngại tập đoàn của họ sẽ bị ảnh hưởng.

Bà Lan cũng cho rằng thời điểm năm 2012, SCB gặp khó khăn, bà đã thế chấp khách sạn 5 sao Windsor cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM để vay 15.000 tỉ đồng cho SCB.

Nhưng do Ngân hàng Nhà nước cho vay với thời gian rất ngắn, chỉ 1 năm nên sau đó bà phải thế chấp thêm các tài sản khác, trong đó có tòa Timesquare để vay tiền trả khoản nợ tái cơ cấu SCB.

Bà Lan cho rằng bà không thế chấp dự án 6A (Trung Sơn, Bình Chánh) cho SCB. Trong khi đó, tòa nhà Timesquare là tâm huyết của ông Chu Lập Cơ - chồng bà, đang bị kê biên. Bà Lan xin hoán đổi dự án 6A với Timesquare và cam kết không bán tòa nhà này để ông Chu Lập Cơ có nguồn thu khắc phục.

Bà Trương Mỹ Lan tiếp tục bị xét xử

Bà Trương Mỹ Lan (cựu chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát), Trương Khánh Hoàng (nguyên quyền tổng giám đốc SCB), Nguyễn Phương Anh (phó tổng giám đốc Công ty SPC), Trịnh Quang Công (tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn quản lý Acumen) bị xét xử về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.

Bà Trương Mỹ Lan tại tòa sáng 19-9 - Ảnh: HỮU HẠNH

Ông Võ Tấn Hoàng Văn, Nguyễn Hữu Hiệu, Nguyễn Vũ Anh Thi và Bùi Anh Dũng bị xét xử về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.

Bà Trần Thị Mỹ Dung bị xét xử về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và rửa tiền.

Bà Trương Huệ Vân, Hồ Bửu Phương, Bùi Đức Khoa, Thái Thị Thanh Thảo, Ngô Thanh Nhã, Trương Thị Kim Lài, Kwok Hakman Oliver, Trần Thị Thúy Ái, Phạm Thị Thúy Hằng, Đặng Phương Hoài Tâm, Phan Chí Luân, Trần Văn Tuấn, Trần Thị Lan Chi, Trần Đình Hưng, Huỳnh Phong Phú, Vũ Quốc Tuấn, Đinh Thị Ngọc Thanh, Lý Quốc Trung, Phạm Hoa Đăng bị xử về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ông Chu Lập Cơ (Chu Nap Kee Eric), Bùi Văn Dũng, Trần Thị Hoàng Uyên và Trần Xuân Phượng bị xử về tội rửa tiền. Bà Tô Thị Anh Đào bị xét xử về tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.

Theo hồ sơ, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát được Trương Mỹ Lan thành lập. Bà Lan nắm giữ 60% cổ phần và làm chủ tịch hội đồng quản trị từ năm 1992 đến nay.

Bên cạnh đó, bà Lan thông qua người thân, pháp nhân và cá nhân khác đứng tên hộ để nắm giữ phần lớn cổ phần tại SCB, Công ty cổ phần Chứng khoán Tân Việt (TVSI).

Qua đó, bà Lan thao túng, chỉ đạo, điều hành, chi phối mọi hoạt động của các pháp nhân này.

Các cơ quan tiến hành tố tụng xác định hành vi phạm tội của bà Trương Mỹ Lan xảy ra trong 2 giai đoạn.

Bà Trương Mỹ Lan cùng các bị cáo hầu tòa vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2 - Video: HỮU HẠNH

Trong đó, giai đoạn 1 vụ án, bà Lan bị xử lý về hành vi chiếm đoạt tiền của Ngân hàng SCB. Còn giai đoạn 2 vụ án, bà Lan bị xử lý về hành vi lừa đảo thông qua việc phát hành trái phiếu, rửa tiền và vận chuyển trái phép tiền ra biên giới.

Tại giai đoạn 1, Tòa án nhân dân TP.HCM xử sơ thẩm đã tuyên phạt bà Trương Mỹ Lan tử hình về các tội "vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng", "tham ô tài sản" và "đưa hối lộ". Bà Trương Mỹ Lan đã kháng cáo bản án này.

Bà Trương Mỹ Lan xin được gặp chồng sau nhiều năm bị tạm giam

Trước đó, luật sư Phan Trung Hoài đề nghị Hội đồng xét xử cho bà Trương Mỹ Lan tiếp xúc với ông Chu Lập Cơ - chồng bà Lan, trong giờ giải lao. Hội đồng xét xử đồng ý cho bà Lan và ông Cơ gặp nhau.

Những cộng sự xuyên suốt của bà Trương Mỹ Lan

Để thực hiện hành vi phạm tội trong thời gian dài, bà Trương Mỹ Lan không thể thiếu sự giúp sức tích cực từ nhiều cộng sự. Trong đó, những bị cáo phạm tội xuyên suốt cả 2 giai đoạn cùng với bà Trương Mỹ Lan gồm:

1. Ông Trương Khánh Hoàng (cựu quyền tổng giám đốc SCB), giai đoạn 1 lãnh án 18 năm tù về tội "tham ô tài sản".

2. Ông Võ Tấn Hoàng Văn (cựu tổng giám đốc SCB) giai đoạn 1 lãnh án tù chung thân về các tội "vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" và "tham ô tài sản".

3. Ông Bùi Anh Dũng (cựu chủ tịch hội đồng quản trị SCB) giai đoạn 1 lãnh án chung thân về các tội "vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" và "tham ô tài sản.

4. Bà Trần Thị Mỹ Dung (cựu phó tổng giám đốc SCB) giai đoạn 1 lãnh án 16 năm tù về tội "tham ô tài sản".

5. Ông Nguyễn Phương Anh (cựu phó tổng giám đốc Công ty Sài Gòn Peninsula) giai đoạn 1 lãnh án 17 năm tù về tội "tham ô tài sản".

Trương Huệ Vân tiếp tục bị xét xử trong giai đoạn 2 - Ảnh: HỮU HẠNH

6. Bà Trương Huệ Vân (cháu gái bà Lan) giai đoạn 1 lãnh án 17 năm tù về tội "tham ô tài sản".

7. Ông Hồ Bửu Phương (chủ tịch hội đồng quản trị Công ty TVSI, cựu phó tổng giám đốc tài chính Vạn Thịnh Phát) giai đoạn 1 lãnh án 20 năm tù về tội "tham ô tài sản".

8. Ông Bùi Đức Khoa (phó tổng giám đốc Công ty Natural Land) giai đoạn 1 lãnh án 11 năm tù về tội "vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng".

9. Bà Đặng Phương Hoài Tâm (phó trưởng phòng Văn phòng hội đồng quản trị Vạn Thịnh Phát) giai đoạn 1 lãnh án 15 năm tù về tội "tham ô tài sản".

10. Ông Chu Lập Cơ (chồng bà Trương Mỹ Lan) giai đoạn 1 lãnh án 9 năm tù về tội "vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng".

Trong giai đoạn 2, ông Chu Lập Cơ bị truy tố vì đồng phạm với vợ về tội rửa tiền - Ảnh: HỮU HẠNH

Tất cả các bị cáo trên đều đã kháng cáo đối với bản án sơ thẩm. Như vậy, 23/34 bị cáo trong giai đoạn 2 vụ án không bị kết án trong giai đoạn 1 gồm:

Trịnh Quang Công (tổng giám đốc Công ty Acumen); Nguyễn Hữu Hiệu (phó tổng giám đốc Công ty Square Việt Nam); Nguyễn Vũ Anh Thi (tổng giám đốc Công ty Tập đoàn phát triển hạ tầng và bất động sản Việt Nam); Thái Thị Thanh Thảo (cựu giám đốc dịch vụ khách hàng Wholesale SCB);

Ngô Thanh Nhã (tổng giám đốc Vạn Thịnh Phát, em dâu bà Lan); Trương Thị Kim Lài (kế toán trưởng Công ty An Đông); Kwok Hakman Oliver (tổng giám đốc Công ty An Đông);

Trương Vicent Kinh (chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Sunny World); Trần Thị Thúy Ái (kiểm soát viên ngân quỹ SCB); Phạm Thị Thúy Hằng (kế toán trưởng Công ty Sài Gòn Peninsula); Phan Chí Luân (nhân viên văn phòng Tập đoàn Vạn Thịnh Phát); Trần Văn Tuấn (tổng giám đốc Setra); Trần Thị Lan Chi (kế toán trưởng Công ty Setra);

Trần Đình Hưng (phó giám đốc tài chính Công ty Sunny World); Huỳnh Phong Phú (kế toán trưởng Công ty Quang Thuận); Vũ Quốc Tuấn (giám đốc tài chính Công ty Sunny World); Đinh Thị Ngọc Thanh (kế toán trưởng Công ty Sunny World); Lý Quốc Trung (phó tổng giám đốc Công ty kiểm toán A&C);

Phạm Hoa Đăng (kiểm toán viên Công ty A&C); Bùi Văn Dũng (tài xế riêng của bà Lan); Trần Thị Hoàng Uyên (thư ký của bà Lan); Trần Xuân Phượng (thư ký của bà Nhã); Tô Thị Anh Đầu (phó tổng giám đốc Vạn Thịnh Phát).

Gần 10 giờ ngày 3-12, TAND Cấp cao tại TP HCM bắt đầu tuyên án đối với bị cáo Trương Mỹ Lan, cựu Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, cùng 47 đồng phạm.

Cấp xét xử phúc thẩm cho biết, ban đầu bà Lan kháng cáo toàn bộ nội dung vụ án nhưng sau đó đã thay đổi, kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

HĐXX nhận định đây là vụ án có tính chất tổ chức chặt chẽ, trong đó bị cáo Trương Mỹ Lan đóng vai trò chủ mưu, trực tiếp đề ra chủ trương và chỉ đạo các đồng phạm thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Các bị cáo trong hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát, làm việc tại SCB, đã lập ra hàng loạt hồ sơ vay vốn giả để rút ra số tiền khổng lồ, gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngân hàng.

Cụ thể, từ ngày 1-1-2012 đến 31-12-2017, Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo lập 368 khoản vay khống, chiếm đoạt số tiền lên đến hơn 64.000 tỉ đồng từ SCB, sử dụng vào các mục đích cá nhân. Tiếp đó, từ ngày 9-2018 đến 7-10-2022, bà Lan tiếp tục chỉ đạo lập thêm 916 hồ sơ vay giả, rút số tiền khổng lồ hơn 304.000 tỉ đồng từ ngân hàng này.

Bên cạnh đó, để che đậy tình trạng tài chính yếu kém và các sai phạm trong hoạt động cấp tín dụng của SCB, Trương Mỹ Lan đã trực tiếp tiếp xúc và trao đổi với Đỗ Thị Nhàn, trưởng đoàn thanh tra, nhằm thực hiện các hành vi hối lộ. Cụ thể, bà Lan đã chỉ đạo Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng Giám đốc SCB, thực hiện 4 lần đưa hối lộ với tổng số tiền 5,2 triệu USD cho Đỗ Thị Nhàn, để đảm bảo SCB có thể tiếp tục tái cơ cấu và duy trì các hoạt động tín dụng.

HĐXX đánh giá để giúp bị cáo Lan chiếm đoạt tiền, gây thiệt hại cho SCB, các bị cáo từng là lãnh đạo, cán bộ cao cấp của SCB đã thực hiện thủ đoạn cấp tín dụng ngược.

Cụ thể, sau khi nhận chỉ đạo từ Trương Mỹ Lan về nhu cầu sử dụng tiền, các bị cáo từng là lãnh đạo của SCB thống nhất chủ trương, phân bổ chi nhánh thực hiện. Sau đó, Nguyễn Phương Anh chỉ đạo nhân viên tìm người đứng tên thành lập các pháp nhân hoặc thông tin cá nhân để SCB làm phương án vay vốn.

Đồng thời, Nguyễn Phương Anh liên hệ Đặng Phương Hoài Tâm để lấy thông tin như tên công ty, địa chỉ trụ sở để Nguyễn Phương Anh chỉ đoạ nhân viên thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp tại cơ quan chức năng. Bị cáo Tâm cũng là người quản lý toàn bộ pháp nhân, cá nhân tham gia góp vốn cũng như tài sản đảm bảo của bị cáo Lan để tránh sự trùng lập, chồng chéo gây nghi ngờ khi hồ sơ vay vốn bị kiểm tra.

Toàn bộ thông tin được chuyển cho SCB để làm hồ sơ vay vốn sau đó chuyển lại cho Nguyễn Phương Anh để chuyển cho các cá nhân, pháp nhân đứng tên ký hoàn tất. Sau khi tiền giải ngân về tài khoản bị cáo Nguyễn Thị Mỹ Dung thông báo để Nguyễn Phương Anh biết nhằm liên hệ với Hồ Bửu Phương để lên phương án giải quỹ bằng thủ đoạn ký các hợp đồng hứa chuyển nhượng cổ phần. Hành vi của các bị cáo thể hiện sự câu kết chặt chẽ, tổ chức phân công nhiệm vụ rõ ràng.

Ngoài ra, khi thực hiện các bị cáo còn dùng thủ đoạn tinh vi nhằm che dấu sự thanh, kiểm tra của các cơ quan năng. Cụ thể, các công ty sau khi thành lập đều được mua số điện thoại liên lạc, giao cho các nhân viên lễ tân thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát quản lý, trực điện thoại và trả lời khi có người liên lạc xác minh, trung bình mỗi nhân viên được giao quản lý khoảng 70 điện thoại di động có gắn sim điện thoại của từng công ty, quá trình điều tra các nhân viên này đã giao nộp lại; dùng thủ đoạn lập hợp đồng hứa chuyển nhượng cổ phần lòng vòng làm phương án giải quỹ nhằm cắt đứt dòng tiền, gây khó khăn trong điều ra khi bị phát hiện đồng thời còn tránh việc truy thu thuế của các cơ quan thuế; dùng thủ đoạn bán nợ đối với các khoản vay đã được tái cơ cấu nhiều lần để hạch toán ngoại bảng nhằm nới room tín dụng, tiếp tục rút tiền bằng hình thức cho vay đồng thời tránh sự kiểm tra đối với các khoản vay trên.

Đối với bị cáo Trương Huệ Vân và Dương Tấn Trước tham gia giúp sức với vai trò là người thực hiên trong khâu cung cấp pháp nhân đứng tên vay vốn trong cùng một đợt giải ngân. Mặc dù biết mục đích vay bốn là theo chỉ đạo của bà Lan nhưng các bị cáo chỉ tham gia 1 số hồ sơ nhất định, trong thời gian ngắn, không tham gia vào các khâu giải quỹ, che giấu dòng tiền giải ngân và việc hợp thức nhằm qua mặt các cơ quan chức năng.

Xem xét vai trò của bị cáo Lan, hậu quả hành vi phạm tội đã gây ra, TAND Cấp cao tại TP HCM đã tuyên phạt tử hình bị cáo Trương Mỹ Lan tử hình về các tội danh "Tham ô tài sản", "Đưa hối lộ" và "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng".

Hành vi của Trương Mỹ Lan là đặc biệt nghiêm trọng, cùng lúc thực hiện ba hành vi nghiêm trọng, làm mất niềm tin của khách hàng gửi tiền tại SCB, gây thiệt hại nghiêm trọng đến nền kinh tế.

HĐXX xét thấy mặc dù bị cáo Lan có ý thức khắc phục hậu quả vụ án, số tiền của bị cáo và các cá nhân nộp khắc phục hậu quả vụ án đến nay là hơn 200.000 tỉ đồng. Đồng thời bị cáo cũng tự nguyện xử lý các tài sản như hơn 400 mã tài sản bảo đảo cho các khoản vay chưa được định giá, dự án 6A Bình Chánh… Tuy nhiên, HĐXX xác định các tài sản này chưa được cơ sở pháp lý để xác định giá trị. Do đó, chưa đủ căn cứ để HĐXX xác định giá trị tài sản khắc phục hậu quả là tỉ ¾ tài sản tham ô tại quy định của Bộ Luật Hình sự và Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao.

Tuy nhiên, cấp phúc thẩm của ghi nhận tại phiên xử phúc thẩm, bị cáo Lan thể hiện sử ăn năn hối cải, nhận thức sâu sắc về nhận thức, thông qua phương án khắc phục hậu quả đã trình bày. Đây là tình tiết giảm nhẹ mới được ghi nhận. Tuy nhiên, xét tổng thể thiệt hại vụ án đặc biệt lớn, tội phạm bị cáo gây ra đặc biệt nghiêm trọng nên không có cơ sở giảm nhẹ hình phạt về tội "Tham ô tài sản" và tội "Đưa hối lộ".

HĐXX nhấn mạnh, căn cứ Bộ Luật Hình sự, nếu sau khi bị kết án, bị cáo nộp lại ít nhất ¾ tài sản tham ô và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trước thì có thể được cơ quan chức năng xem xét chuyển hình phạt tử hình sang chung thân.

Từ những phân tích nêu trên, HĐXX tuyên phạt bị cáo Trương Mỹ Lan 16 năm tù về tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng"; 20 năm tù về tội "Đưa hối lộ" và án tử hình về tội "Tham ô tài sản".

HĐXX đang tiếp tục tuyên án đối với các bị cáo đồng phạm.

Bà Trương Mỹ Lan tại tòa - Ảnh HỮU HẠNH